Như chúng ta đều biết, hơn một năm sau Ngày thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các tầng lớp nhân dân trong cả nước vô cùng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ hưởng ứng buổi lễ xung phong “Mùa đông binh sĩ” do Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội ngày 17-11-1946. Tại buổi lễ đó, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét của Người để tặng các binh sĩ. Ngày 27-7-1947 Hồ Chủ tịch gởi thư tới Ban tổ chức “Ngày thương binh toàn quốc” hoan nghênh những hoạt động quyên góp giúp đỡ, chăm sóc thương binh và gia đình liệt sĩ. Từ đó, ngày 27-7 hàng năm đã trở thành “Ngày thương binh toàn quốc”, đến năm 1955 đổi thành “Ngày thương binh – liệt sĩ”.
Thế hệ trẻ thực hiện đạo lý “Đền đơn đáp nghĩa” – Ảnh: Nguyễn Minh Tân |
59 năm qua, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khắc sâu đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” – nét đẹp truyền thống nhân nghĩa của đất nước và dân tộc ta, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm công tác thương binh – liệt sĩ, chăm lo các đối tượng chính sách; đã ban hành hàng chục Nghị quyết, Chỉ thị về công tác thương binh, gia đình liệt sĩ. Những văn bản đó đã và đang đi vào cuộc sống, làm nẩy nở những hành động, những phong trào sâu rộng gây xúc động lòng người. Phong trào “Đi tìm đồng đội” thể hiện tình cảm thiêng liêng của hàng trăm, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã vượt mọi khó khăn, trèo đèo, lội suối, quy tập hơn 700 ngàn mộ liệt sĩ về yên nghỉ ở gần 3000 nghĩa trang trong cả nước. Hàng trăm sáng kiến, hàng chục phong trào được đông đảo các tầng lớp nhân dân hiến kế và tự nguyện thực hiện làm cho đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” càng ngày càng thấm sâu vào tâm tư tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân ở khắp mọi miền đất nước, hợp với ý Đảng lòng dân, phần nào xoa dịu nỗi đau mất mát, giúp các gia đình liệt sĩ, thương binh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Hàng triệu “Ngôi nhà tình nghĩa”, “Sổ tiết kiệm tình nghĩa” đã được tặng thân nhân các gia đình liệt sĩ, thương binh. Hàng chục nghìn doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể đã nhận phụng dưỡng suốt đời các “Bà mẹ Việt
Bằng nhiều biện pháp cụ thể, khai thác tiềm năng và lợi thế ở từng vùng, các xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ đã xóa hộ đói, giảm hẳn hộ nghèo, không những trợ giúp gia đình chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, mà còn quan tâm giải quyết các vấn đề nhà ở, nước sạch sinh hoạt, việc học hành, chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm, nâng cao đời sống văn hóa cùng nhiều nhu cầu khác của cuộc sống, làm cho thương binh, gia đình liệt sĩ được cải thiện về đời sống vật chất, vui vẻ về tinh thần.
Trên trận tuyến mới hôm nay, nhiều anh chị em thương binh đã vượt qua sự hành hạ của thương tật, tự mang sức khoẻ còn lại tham gia sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, không mảy may đòi hỏi sự đãi ngộ của Đảng, Nhà nước. Không ít người trở thành Anh hùng lao động, Chiến sĩ thi đua.
Kỷ niệm Ngày thương binh – liệt sĩ, thiết thực đền ơn đáp nghĩa những người có công với nước và cách mạng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, địa phương, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục làm tốt việc giáo dục truyền thống nhân nghĩa của đất nước và nhân dân ta để mọi người đều thấy rõ trách nhiệm và tình cảm của cộng đồng xã hội đối với những cống hiến, hy sinh to lớn của thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đồng thời, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các gia đình chính sách vươn lên làm ăn để tự nâng cao mức sống và cải thiện điều kiện sống; gắn với việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước hiện có đối với gia đình và đối tượng chính sách.
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng luôn gắn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn coi ưu đãi xã hội, bảo đảm cho gia đình chính sách có cuộc sống: “Ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần”, là trách nhiệm đối với lịch sử, phát huy đạo lý, truyền thống, bản sắc văn hóa Việt
TÔ PHƯƠNG