Tờ bạc giả được in trên chất liệu nhựa gần giống tiền thật, cùng có màu xanh lá cây, cũng có bóng chìm chân dung Bác Hồ, ở giữa cửa sổ lớn trong suốt cũng in dập nổi cụm số 100.000. Nhìn bằng mắt thường, rất khó phát hiện đây là giả hay thật, nhất là khi nó được kẹp giữa một tập tiền thật.
Đồng tiền 100.000 đồng polymer giả này do anh Đức Minh, ở Hà Nội, phát hiện ra sáng nay, khi đến giao dịch với ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trên đường Đoàn Trần Nghiệp. Họ hàng của anh Minh hôm nay nhờ anh gửi giúp vào ngân hàng hơn 10 triệu đồng tiền mặt. Khi kiểm cục tiền gồm 8 triệu đồng mệnh giá 100.000 mà anh Minh mang đến, nhân viên ngân hàng đã chỉ ra tờ tiền giả và yêu cầu anh thế một tờ khác vào.
Đồng tiền 100.000 giả - Ảnh: P.V
"Nhân viên ngân hàng chỉ đề nghị tôi đổi một tờ khác để nộp cho đủ 8 triệu đồng, chứ không thu giữ đồng tiền giả đó", anh Minh nói thêm.
Người thân của anh Minh cũng không biết rõ đã nhận được đồng bạc giả từ khi nào, trong trường hợp nào. Chỉ đến khi nhân viên ngân hàng nói là tiền giả, anh mới nhìn kỹ, so sánh từng chi tiết và thấy rằng tờ bạc đó có một số chi tiết hơi "dại", không sắc nét như tiền thật.
Đồng 100.000 polymer thật - Ảnh: P.V
Phải quan sát thật kỹ và đưa vào máy soi, mới phát hiện ra một số chi tiết không giống với tiền thật, trong đó rõ nhất là chi tiết dây bảo hiểm, hoa văn ở hai cửa sổ trong suốt, mực màu phát quang... Ở các tờ bạc thật, khi soi trước nguồn sáng, sẽ thấy một sợi dây bảo hiểm chạy dọc tờ bạc có các dòng chữ: "NHNNVN*100.000" lặp đi lặp lại và đảo chiều. Tại cửa sổ nhỏ (góc trên bên trái) của tiền thật, có hình hoa cúc cách điệu, nhìn thấy khi soi trước nguồn sáng đỏ như đèn dầu, nến, bóng đèn trong. Tờ bạc giả không có các chi tiết này.
Ngoài ra, khi dùng tay vuốt nhẹ lên bề mặt tờ bạc giả, sẽ không cảm nhận được các chi tiết in lõm hay in dập nổi như ở tiền thật.
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã bắt giữ nhiều trường hợp vận chuyển, tàng trữ và tiêu thụ tiền giả polymer các mệnh giá 50.000, 100.000 và ngay cả tờ 500.000 đồng. Tuy nhiên, theo khẳng định của ngân hàng nhà nước, đó hoàn toàn là những tờ được in trên chất liệu giấy cotton, chứ chưa có tiền giả in trên chất liệu polymer.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội mới đây, trả lời chất vấn của các đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thuý vẫn đề cao lợi ích của việc phát hành tiền polymer vào lưu thông. Theo ông, tuy chi phí in ấn có cao hơn so với tiền giấy, song tiền polymer bền hơn, sạch hơn, có độ bảo an cao hơn.
Đến nay Việt
Theo VNE