Trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, không chỉ đô thị, các khu công nghiệp mà ngay cả nông thôn cũng đang đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường. Trong đó rác thải đang là vấn đề “nóng” mà các địa phương chưa tìm ra hướng giải quyết thỏa đáng.
Rác thải các loại vứt xuống kênh |
Kênh
Đó chưa phải là hình ảnh điển hình về vấn nạn rác thải ở nông thôn hiện nay. Đến nhiều địa phương trong tỉnh, chúng ta dễ dàng bắt gặp tình trạng rác thải đang làm xấu đi bộ mặt làng quê trên đường đổi mới. Rác thải vứt bừa bãi mà nhiều nhất là túi ni lông vương vãi khắp đường làng, ngõ xóm. Những nơi cạnh chợ, trường học thì rác thải hiện diện càng nhiều. Điều này cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của người dân nông thôn còn nhiều hạn chế. Một bộ phạân không nhỏ nông dân chưa từ bỏ thói quen tiện đâu vứt đấy. Họ sẵn sàng vứt rác, xác súc vật ra đường, xuống kênh mương, ao hồ. Một số người khác, muốn giữ gìn vệ sinh gia đình, bèn gom rác vào bao tải rồi đem vứt tại những nơi xa nhà ở, lâu dần hình thành bãi rác tự phát của cả xóm. Còn ở các làng biển, rác thải được vứt ra biển, nhờ biển cả “rửa” giúp. Biển trả lại, tấp lên bờ hình thành những bãi rác tự nhiên trên cát.
Rác lấp cả kênh mương ở Hòa Thành - Ảnh: N.T |
Giải quyết bức xúc về rác thải, nhiều xã đã thành lập các đơn vị thu gom và xử lý rác thải ở địa phương mình. Rác được phương tiện vận tải thô sơ như xe công nông, xe bò đưa đến bãi rác do địa phương quy định, thường là cạnh các khu nghĩa trang, sau đó được tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp. Tuy có những cố gắng nhất định của chính quyền cơ sở song tình trạng rác thải ở những địa phương này cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn. Việc gom rác thải chỉ mới chú trọng ở các chợ và các khu dân cư tập trung. Hầu hết các bãi rác thải đó chưa đúng quy định về vệ sinh môi trường là phải cách khu dân cư từ 3 đến 5 km. Việc xử lý rác thải lại càng bất cập. Hầu như tất cả các loại rác thải dù có nguồn gốc từ công nghiệp hay động, thực vật đều được gom lại và đưa đến bãi rác mà không hề phân loại. Nhiều bãi rác đã trở nên quá tải; rác không được chôn lấp hoặc tiêu hủy kịp thời, trở thành nơi ruồi nhặng sinh trưởng. Gặp mùa gió lớn, rác thải chưa được xử lý, nhiều nhất là túi ni lông, theo gió bay vung vãi khắp nơi. Thực trạng đó cho thấy xử lý rác thải ở nông thôn không còn là chuyện nhỏ, nếu không giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường sống của người dân.
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang từng bước nâng cao thì yêu cầu bảo vệ môi trường càng đăït ra bức thiết. Vì đó là một trong những tiêu chí biểu hiện nếp sống văn hóa, của xã hội văn minh. Việc bảo vệ môi trường nông thôn trong lành cần đặt trong tổng thể phát triển kinh tế- xã hội bền vững, từ đó đề ra chương trình hành động cụ thể. Do vậy, các ngành chức năng của tỉnh và huyện cần quan tâm giải quyết vấn đề xử lý rác thải ở nông thôn, xem đây là vấn đề bức xúc của nông thôn trên đường CNH, HĐH. Các địa phương cần quy hoạch bãi rác tập trung đúng quy định. Bên cạnh đó, cần thành lập đơn vị chuyên nghiệp hoạt động trên lĩnh vực môi trường. Đó là đơn vị sự nghiệp hoạt động công ích được trang bị phương tiện bảo đảm yêu cầu thu gom rác thải trên địa bàn, từ đó tiến tới xử lý rác thải tại bãi rác bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Đối với từng thôn, buôn nên xây dựng Hương ước bảo vệ môi trường, quy định cụ thể về việc quản lý, xử lý chất thải, xóa bỏ các tập tục, thói quen mất vệ sinh có hại đến môi trường; qua đó xây dựng quê hương, làng xóm khang trang, sạch đẹp.
Rác “tấn công” đồng ruộng Gần đây bãi đất trống (trước đây là kho chứa thuốc bảo vệ thực vật) ở khu phố 4, phường Phú Thạnh (TP Tuy Hòa) nằm trên đường từ phường Phú Thạnh đi xã Hòa Hiệp Bắc (huyện Đông Hòa) đã trở thành bãi tập kết rác thải. Xung quanh bãi rác này là đồng ruộng nên rác thải nhẹ như bao ni lông, giấy… bay tứ tung khiến các chủ ruộng phải vật lộn với rác.Trong ảnh: Các chủ ruộng phải thu dọn rác thải. MINH ĐỨC |
MAI ANH