Ngày 30/4/1975 là mốc lịch sử khó quên đối với nhiều người. 32 năm đã trôi qua, phóng viên Báo Phú Yên gặp lại và ghi nhận...
* Đại tá Trịnh Văn Phụng, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Sau ngày 1/4/1975, thanh niên Phú Yên hăng hái nhập ngũ và được huấn luyện, bổ sung quân đánh vào Sài Gòn với một khí thế bừng bừng. Biết chắc đất nước rồi sẽ có ngày được hoàn toàn giải phóng nhưng tôi vẫn vô cùng hồi hộp trong ngày 30/4/1975. Nghe tin chiến thắng, trong đơn vị tôi, nhiều người khóc nức lên vì giây phút đợi chờ đã đến. Tôi hình dung cảnh cha – con, vợ – chồng, anh – em gặp nhau ôm chầm nức nở như ngày giải phóng Phú Yên mà nước mắt cứ trào ra. Cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ hơn 20 năm đã thực sự đến hồi kết thúc, làm sao mà không sung sướng, không xúc động...
* Bác sĩ Trần Văn Tý, Giám đốc Sở Y tế Phú Yên:
Dù đã tham gia kháng chiến nhiều năm nhưng khi thấy các thiết bị kỹ thuật hiện đại như xe tăng, tên lửa kéo qua Quốc lộ I rầm rập để tiến vào phía
* Ông Đỗ Quả, Trưởng phòng Hành chính - Quản trị, Trường Đại học Phú Yên:
Ngày ấy, tôi 23 tuổi. Đang dạy học ở Thăng Bình, Quảng Tín (nay là tỉnh Quảng Nam), nghe tin giải phóng Sài Gòn trên Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi xúc động đến nghẹn lòng và biết rằng đất nước từ đây đã được hoàn toàn độc lập, tự do. Niềm vui ấy bây giờ nhớ lại tôi còn cảm thấy lâng lâng. Sau đó, trên đường từ Đà Nẵng về lại quê nhà (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa), đâu đâu tôi cũng cảm nhận một khí thế hừng hực, ai nấy đều vui tươi hớn hở. Tôi cầm đàn và hát bài “Tiếng hát tháng năm giữa phố Sài Gòn” trong buổi sinh hoạt tập thể ở quê nhà với một cảm giác hạnh phúc ngập tràn.
* Bà Võ Thị Hân, người dân thôn Phú Thứ, xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa:
Những ngày chiến tranh, chúng tôi bỏ làng để tản cư xuống Phú Lâm, Tuy Hoà ở. Nhà vừa mới dựng lên thì bị máy bay thả bom đốt phá, ngồi nhai miếng cơm mà nơm nớp không biết ngày mai rồi sẽ ra sao…
Ngày 30/4/1975, biết tin miền
MINH NGUYỆT