Sau các tỉnh ven biển khác, hiện tượng dầu loang đang tiếp tục xuất hiện tại nhiều vùng ven biển Phú Yên, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các vùng nuôi trồng thủy sản, cũng như các bãi biển du lịch. Tuy nhiên, giải pháp trước mắt hiện nay chỉ là tiến hành thu gom váng dầu đóng cục trôi vào các bãi cát.
DẦU LOANG XUẤT HIỆN TẠI NHIỀU VÙNG BIỂN
Hiện tượng dầu loang tiếp tục xuất hiện tại nhiều vùng ven biển Phú Yên. Sau khi phát hiện hiện tượng váng dầu nổi trên mặt biển và váng dầu đóng cục tấp vào các bãi cát kéo dài hơn 1 km ven bờ biển ở xã Hòa Hiệp Bắc (BPYO ra ngày 17/3/2007), Sở Tài Nguyên môi trường Phú Yên thành lập hai đoàn công tác phối hợp với chính quyền các huyện, thành phố ven biển tiến hành kiểm tra và đã phát hiện thêm nhiều nơi có váng dầu tràn vào bờ biển. Tại huyện Sông Cầu, váng dầu xuất hiện ở bãi biển Từ Nham (xã Xuân Thịnh) kéo dài thành vệt khoảng 3 km. Chiều 17/3, hiện tượng váng dầu trôi dạt vào bờ cũng bắt đầu xuất hiện ở Vũng La thuộc xã Xuân Phương (Sông Cầu). Trong khi đó, hiện tượng tương tự cũng đã xuất hiện dọc bờ biển Bãi Bàng (xã Hòa Tâm), Bãi Môn (xã Hòa Xuân
Ngay sau khi phát hiện hiện tượng dầu loang, chiều tối 16/3, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Ngọc Chi đã ký ban hành công văn hỏa tốc thông báo đến các cơ quan ban ngành và các địa phương liên quan triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với hiện tượng dầu loang. Cùng ngày, Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) đã có công văn khẩn gởi UBND tỉnh Phú Yên đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó với tình trạng trên.
Trước sự xuất hiện của váng dầu gây ô nhiễm môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường Phú Yên đã có văn bản đề nghị các địa phương ven biển tăng cường kiểm tra, hướng dẫn cách thu gom kịp thời. Ông Lê Văn Thứng, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Phú Yên, cho biết trước mắt sở đã đề nghị với các địa phương huy động lực lượng nhân dân, thanh niên, bộ đội để thu gom số dầu vón cục đã tấp lên bờ biển, đựng trong các bao hai lớp chống thẩm thấu và chờ cơ quan chức năng đưa về trung tâm xử lý tại Đà Nẵng theo quy định. Trong hai ngày qua, huyện Đông Hòa đã huy động nhiều lực lượng tổ chức thu gom váng dầu đóng cục tấp vào các bãi cát ven biển. Chỉ riêng Công ty TNHH Asia Hawaii Ventures đã huy động lực lượng thu gom được gần 1.000 kg váng dầu đóng cục nằm xung quanh khu vực nuôi tôm trên cát của doanh nghiệp này ở xã Hòa Hiệp Bắc. Tại huyện Sông Cầu, chính quyền đã vận động nhân dân xã Xuân Thịnh bước đầu thu gom được 200 kg ở bãi biển Từ Nham.
LO NGẠI VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Lo ngại nhất hiện nay là hiện tượng váng dầu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các vùng ven biển. Ông Trần Tony Phúc Thành, Giám đốc Công ty TNHH
Ông Lê Văn Thứng cho biết thêm nếu gió mùa đông bắc tiếp tục thổi, các vết dầu loang sẽ theo dòng hải lưu đưa vào bờ tại những dải bờ biển vươn ra xa đất liền, nơi tạo thành những vòng cung hứng gió. Do đó, hiện tượng này rất dễ ảnh hưởng đến các vùng nhạy cảm như hệ thống các đầm, vịnh, vùng cửa sông- nơi hàng ngàn hộ dân đang nuôi trồng thuỷ sản, nếu không có biện pháp ngăn chặn từ xa. Khi thủy triều lên, dầu loang sẽ theo nước biển đi vào vùng cửa sông, xâm nhập vào các lồng, bè, ao đìa nuôi thuỷ sản, gây nên những hậu quả khó lường. Nếu điều này xảy ra thì hàng ngàn lồng tôm hùm với giá trị hàng trăm tỷ đồng, cùng hệ thủy sinh khu vực đầm vịnh ở Phú Yên sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, hiện tượng dầu loang cũng đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn các bãi biển du lịch vốn còn khá tinh khiết ở Phú Yên.
Tin mới nhất từ Sở Tài nguyên môi trường Phú Yên cho biết, hôm nay (19/3), Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn sự cố tràn dầu Miền Trung cũng sẽ vào Phú Yên để phối hợp với tỉnh xử lý sự cố môi trường do hiện tượng dầu loang. Cũng trong ngày hôm nay, Chi cục Bảo vệ môi trường miền Trung sẽ cử đoàn cán bộ chuyên môn đến Phú Yên để tiến hành khảo sát hiện tượng dầu loang và hỗ trợ Phú Yên triển khai các biện pháp xử lý. Theo ông Thứng, ngoài việc huy động lực lượng khẩn trương thu gom vón dầu trên cát, cơ quan chức năng sẽ tiến hành lấy mẫu nước phân tích mức độ ô nhiễm dầu; đồng thời triển khai nhanh các biện pháp ngăn chặn dầu loang xâm nhập vào các vùng cửa sông bằng các phao vây.
LÊ BIẾT-LẠC NAM-NGUYÊN TRƯỜNG