Trẻ từng chụp CT từ 2- 3 lần trở lên thì có nguy cơ bị ung thư máu hoặc ung thư não cao gấp 3 lần khi trưởng thành, một nghiên cứu quốc tế vừa công bố.
Ảnh minh họa |
Nguy cơ này tương tự như ở những người từng sống sót trong thảm họa bom nguyên tử ở Nhật Bản. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y học The Lancet của Anh, do nhóm khoa học của chuyên gia dịch tễ học Mark Pearce tại Đại học
Đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa việc tiếp xúc phóng xạ từ máy CT ở tuổi thơ ấu và nguy cơ mắc ung thư khi lớn lên. Các khoa học đã tìm hiểu gần 180.000 trẻ không mắc ung thư, từng chụp CT khi còn nhỏ hoặc dưới 22 tuổi trong giai đoạn 1985 - 2002 ở các bệnh viện tại Anh, theo dõi đến năm 2008. Đa số chụp CT ở vùng đầu, cổ, hoặc xương sống.
Điều tra cho thấy, trong số này có 74 trường hợp mắc ung thư máu và 135 trường hợp ung thư não. Nguy cơ bị ung thư máu ở trẻ bình thường là 1/2.000, nhưng tăng lên thành 1/600 ở các trẻ đã chụp CT vài lần, tờ Washingtonpost cho biết.
Các chuyên gia cho biết CT scan là kỹ thuật chụp chẩn đoán quan trọng, cho phép nhìn rõ cấu trúc bên trong cơ thể, giúp phát hiện dễ dàng bệnh lý. Tuy nhiên, lượng bức xạ năng lượng cao mà nó phát ra đồng thời cũng gây phá hủy ADN, ở mức độ cao hơn so với chụp X-quang.
Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc dùng kỹ thuật này cho trẻ, và nếu có thể hãy thay thế bằng kỹ thuật chẩn đoán khác. Một số chuyên gia khác thì cho rằng tuy chụp CT nguy hiểm, song chỉ ở mức nhỏ, và lợi ích mà nó đem lại là lớn hơn thế.
Theo VNE