Kết quả phân tích cho thấy các thành phần thực tế của sản phẩm "y học cổ truyền Trung Hoa” có thể khác xa chỉ dẫn ghi trên bao bì và bao gồm tác nhân độc hại cùng chất gây ung thư.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Hóa ra, những loại thuốc như vậy là nguyên nhân gây ra tỉ lệ cao nhất thế giới về số người mắc bệnh ung thư thận ở Đài Loan. Hiện mới chỉ có thể phỏng đoán về quy mô thực sự của dạng bệnh ung thư này, đang tác động đến cả một phần Châu Âu.
Hầu như bất kỳ thành phần thực của cái gọi là sản phẩm “công nghiệp dược truyền thống" đều không đúng với những gì ghi trên bao bì. Nhất là loại thuốc với thành phần có nguồn gốc động vật, trong đó dường như đã tìm thấy DNA của một số loài thú đang trên bờ vực tuyệt chủng, chẳng hạn như linh dương Saiga và gấu tuyết Himalaya.
Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát sự phổ biến của “dược phẩm truyền thống" vốn đang tràn sang cả thị trường Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên mọi nỗ lực để kiểm soát hoạt động của các dược sĩ, thầy lang đông y mời chào các sản phẩm chữa bệnh chế từ hàng loạt thảo mộc kỳ bí, hay chiết xuất từ sừng tê và túi mật... cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả.
Thông tin này nêu trong báo cáo kết quả hai công trình nghiên cứu, công bố trong tập Kỷ yếu Proceedings of the National Academy of Sciences và vào chiều 19/4 trên tạp chí PLoS Genetics, và được Đài Tiếng nói nước Nga trích lại tối 23/4.
Bài báo trên tạp chí PLoS Genetics là kết quả của đề án nghiên cứu chung giữa các viện khoa học Đài Loan và Mỹ - dẫn ra tổng kết câu chuyện khởi đầu với vụ bê bối bằng phát hiện tác hại của món “trà giảm béo” nhập khẩu từ Trung Quốc trong nửa đầu những năm 1990.
Theo Vietnam+