Ăn nhiều thức ăn nhiệt lượng cao sẽ giúp giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh nhưng vẫn có thể dẫn đến tình trạng nhiệt nóng trong người. Bởi vậy, mùa đông, bạn vẫn nên ăn chút sa lát.
Ảnh minh họa.
Trong quan niệm truyền thống, mùa đông là mùa lạnh giá, chúng ta nên ăn nhiều đồ mang tính nóng. Nhưng ngày nay, mùa đông nhiệt độ trong phòng thường cao, không ít người mặc nhiều, nhưng hoạt động ít, dễ dẫn đến hiện tượng tích nhiệt trong người. Lúc này nếu ăn thêm một lượng lớn các đồ ăn nhiều dầu, giàu nhiệt lượng, dễ dẫn đến tình trạng phổi và dạ dày bị nhiệt nóng. Do vậy, nếu có thể điều chỉnh việc ăn uống, ăn thêm một chút salad sẽ có tác dụng rất tốt cho cơ thể.
Thứ nhất, do mùa đông là mùa cơ thể thường được nạp nhiều thức ăn có nhiều giàu mỡ và nhiệt lượng cao hơn so với ba mùa còn lại, nên ăn salad không những giúp cơ thể tự làm ấm, đốt lượng mỡ dư thừa, mà còn kích thích hệ thống miễn dịch.
Thứ hai, việc phổi bị nhiệt nóng là hiện tượng rất thường gặp, đặc biệt rõ rệt vào mùa đông. Do mùa đông lạnh, chúng ta thường có xu hướng mặc nhiều quần áo hơn và ít vận động hơn, nên nhiệt lượng trong cơ thể không được phát tán một cách thích hợp và đúng lúc. Thêm vào đó, đồ ăn thức uống trong mùa đông thường có nhiệt lượng cao, nên rất dễ dẫn đến hiện tượng phổi và dạ dày bị nhiệt nóng. Nếu ăn sa-lát có thể giúp tiêu hao một phần nhiệt lượng cơ thể, hạn chế được hiện tượng trên.
Bởi vậy, nếu không muốn bị nhiệt nóng trong người ngày đông, bạn nên ăn một lượng thích hợp các loại đồ ăn tính mát như sa-lát cà chua, xà lách để hạ hỏa. Sa-lát hoa quả trộn dưa hấu, dưa vàng, lê cũng là một lựa chọn không tồi. Ngoài ra, khi làm sa-lát, bạn cũng không nên quên cho vào một chút gia vị có tính sát khuẩn như tỏi, hành tây, hẹ… vừa có thể làm tăng hương vị món ăn, vừa đảm bảo vệ sinh.
Tuy nhiên, người bị bệnh dạ dày hoặc cơ thể yếu hay sợ lạnh cần lưu ý không nên ăn sa-lát vào mùa đông.
Theo DTO