Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Phú Yên vừa nghiệm thu và đưa vào sử dụng xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình. Cơ sở này được đầu tư trang thiết bị với kinh phí hơn 400 triệu đồng, do Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt
Đo kích thước để làm chân giả miễn phí cho ông Võ Diệm tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Phú Yên. - Ảnh: T.THỦY
Ông Võ Diệm, 61 tuổi ở thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa) bị cụt một chân trong chiến tranh. Ông Diệm cho biết: “Trước đây, tôi cũng từng được lắp chân giả. Nay đến lúc phải thay chân giả nữa rồi, nhưng tôi thấy ái ngại vì phải đi xa và tốn kém nhiều. Khi nghe thông báo có chương trình lắp ráp chân, tay giả ở Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Phú Yên, tôi phấn khởi lắm. Tôi là người được lắp chân giả đầu tiên tại bệnh viện và được miễn phí”.
Chị Phạm Thị Hồng Hạnh ở thôn Tân Phú (xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa) đưa con là bé Nguyễn Hạnh Trà My, 21 tháng tuổi bị khoèo chân đến đo để được lắp dụng cụ chỉnh hình. Chị Hồng Hạnh tâm sự: “May mắn quá, vì tôi không có điều kiện để đưa con điều trị ở xa. Tôi thấy ở Sơn Hòa cũng có nhiều trường hợp trẻ em bị bệnh như con tôi”.
Bác sĩ Dương Tấn Thịnh, Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Phú Yên, cho biết: “Xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình ở bệnh viện chúng tôi sẽ sản xuất dụng cụ thiết yếu cho bệnh nhân sau tai biến, chấn thương sọ não, liệt tủy, bàn chân bị xoay trong xoay ngoài đang được điều trị tại đơn vị (sản xuất nẹp, chân giả, áo chỉnh hình, dụng cụ cho bàn chân, bàn tay), đồng thời sản xuất chân, tay giả cho nhu cầu của người dân. Số lượng người cần lắp mới và thay chân, tay giả tại địa phương và các tỉnh cân lận rất nhiều, có thể lên đến 1.000 trường hợp”. Để duy trì hoạt động của xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình cũng như hỗ trợ cho người khuyết tật, theo ông Thịnh, sẽ tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam và các tổ chức nhân đạo để hỗ trợ miễn phí cho những bệnh nhân nghèo. Còn những trường hợp khác thì người bệnh cũng phải phối hợp để có kinh phí mua vật liệu sản xuất dụng cụ chỉnh hình. Đây là bệnh viện đầu tiên ở miền Trung - Tây Nguyên thực hiện được công trình này với sự hỗ trợ của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt
Thời gian qua, Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt
9 xã (thuộc 3 huyện Sơn Hòa, Phú Hòa, Sông Hinh) được hỗ trợ từ dự án “Phát triển sức khỏe cộng đồng do cộng đồng quản lý” do Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tài trợ trên tổng số người khuyết tật là 1.368 người. Trong 7 năm qua, với sự hỗ trợ của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam, nhiều người khuyết tật trong vùng dự án đã được phục hồi chức năng về mặt thể chất, được sự hỗ trợ để phát triển kinh tế sau khi đã hòa nhập, chất lượng cuộc sống bước đầu được cải thiện. Riêng tại huyện Phú Hòa có 170 người được phục hồi về thể chất và hòa nhập, trong đó có 165 người hỗ trợ kinh phí học nghề, tạo việc làm và đến trường.
Bước đầu phục hồi chức năng toàn diện do Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt
Bác sĩ Dương Tấn Thịnh cho rằng, người khuyết tật được chăm sóc y tế sẽ có cơ hội vươn lên phát triển cá nhân và hòa nhập cộng đồng. Phục hồi chức năng toàn diện là mục tiêu cần hướng đến và nhân rộng vì có như vậy mới giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những đóng góp của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt
DƯƠNG THU