Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất không chỉ quan tâm cải thiện điều kiện lao động cho phù hợp, mà còn chú trọng đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cho nữ công nhân lao động.
Bà Đỗ Thị Như Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Phú Yên truyền thông CSSKSS - KHHGĐ cho công nhân nữ tại Công ty cổ phần May An Hưng - Ảnh: T.THẢO
ỞPhú Yên, thời gian qua, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thường xuyên tiến hành khảo sát môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động trong tỉnh. Qua đó cho thấy, các chủ doanh nghiệp, xí nghiệp đã trang bị những trang thiết bị giúp giảm tiếng ồn, hàm lượng bụi tại các khu vực sản xuất trong tiêu chuẩn cho phép và quan tâm nhiều đến bảo vệ sức khỏe cho công nhân lao động, nhất là công tác truyền thông, tư vấn CSSKSS cho những công nhân nữ. Nhiều cơ sở có phòng y tế và cán bộ có kiến thức về y tế lao động, biết tư vấn CSSKSS cho các chị em ngay tại chỗ. Đồng thời, công nhân ở một số cơ sở cũng đã có ý thức cao trong việc tự chăm sóc sức khỏe cho mình.
Nhờ hàng năm được khám sức khỏe định kỳ, tư vấn CSSKSS-KHHGĐ mà các cơ sở sản xuất kinh doanh đã phát hiện nhiều bệnh nghề nghiệp ở công nhân, đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan đưa đi điều trị hoặc chuyển công tác phù hợp cho người lao động. Chị Đoàn Thị Hoa, công nhân Công ty cổ phần May An Hưng, cho biết: “Việc công ty phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Phú Yên về tổ chức truyền thông công tác CSSKSS cho người lao động là một việc làm thiết thực đối với chị em ở đây. Nay nhờ có những chương trình truyền thông, khám phụ khoa, cấp thuốc, chúng tôi hiểu được những triệu chứng của những bệnh thông thường, đặc biệt kiến thức về CSSKSS-KHHGĐ được nâng lên rõ rệt”. Còn chị Nguyễn Thị Kim Loan, công nhân của Xí nghiệp mây, tre đan RAPEXCO (xã Hòa Hiệp
Ông Phan Đình Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần May An Hưng, cho biết: “Để công tác chăm sóc sức khỏe người lao động nói chung và CSSKSS- KHHGĐ nói riêng được hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất những tai nạn và những bệnh đáng tiếc có thể xảy ra, trong thời gian đến, chúng tôi sẽ liên tục phối hợp tổ chức nhiều chương trình truyền thông, khám sức khỏe cho người lao động”. Bà Đỗ Thị Như Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Phú Yên, nhận định: “Trước đây, hầu như công tác CSSKSS-KHHGĐ cho nữ công nhân lao động bị các chủ cơ sở sản xuất, chủ doanh nghiệp bỏ ngỏ, ít chú trọng. Nhưng những năm gần đây, với xu hướng hội nhập, họ cũng đã quan tâm rất nhiều đến chất lượng công nhân, nhất là công tác CSSKSS. Họ đã chủ động mời các chuyên gia tư vấn, tổ chức tuyên truyền các kiến thức về CSSKSS cho toàn bộ cán bộ công nhân lao động tại cơ sở bằng nhiều hình thức như nói chuyện chuyên đề, khám phụ khoa, sân khấu hóa… Điều đó giúp cơ sở có hướng cải thiện điều kiện lao động, nâng cao năng suất lao động và người lao động yên tâm gắn bó lâu dài”.
Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở sản xuất chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên DS-KHHGĐ xuống làm việc trực tiếp với người lao động về CSSKSS-KHHGĐ. Một khó khăn khác trong công tác truyền thông CSSKSS-KHHGĐ là số lượng công nhân tại cơ sở luôn biến động, nên công tác CSSKSS cho người lao động không được liên tục.
THÙY THẢO