Thứ Ba, 08/10/2024 18:47 CH
Trẻ thiếu sắt có cần uống viên bổ sắt?
Thứ Tư, 15/10/2008 14:50 CH

Nghèo máu (anemia) là căn bệnh thường gặp ở mọi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng tại Trung Quốc năm 2007, 20% dân số mắc chứng nghèo máu, chủ yếu ở trẻ em.

178342.jpg
Trẻ khi có đủ sắt, đủ máu sẽ khỏe mạnh và linh hoạt - Ảnh minh họa
Chứng nghèo máu trẻ em khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng. Vậy tại sao trẻ em dễ bị nghèo máu, cha mẹ các cháu cần ứng đối như thế nào?

Bé Hân Hân mới chưa đầy 11 tháng tuổi, hoạt bát, hiếu động, rất đáng yêu nhưng dăm tháng lại đây, chị Vương mẹ của bé để ý bỗng lo lắng khi thấy bé không còn háu ăn như trước và dường như cũng chẳng mấy thích thú với đồ chơi, tỏ ra "hiền lành, yên tĩnh" hẳn!

Chị Vương vội đưa con tới khám tại bệnh viện Bà mẹ và trẻ em thành phố, bác sĩ kiểm tra đo nguyên tố vi lượng trong mẫu máu lấy từ ngón tay bé Hân Hân, phát hiện các thành phần vi lượng sắt (Fe), canxi (Ca), kẽm (Zn) đều thiếu, nhất là Fe, cuối cùng bé được chuẩn đoán là mắc chứng nghèo máu do thiếu sắt (inon-deficiency anemia).

Vậy nguyên tố vi lượng là gì?

Kiểm đếm nguyên tố vi lượng từ tóc không chuẩn xác

Nguyên tố vi lượng (traceelement) tham gia rất nhiều quá trính chuyển hóa sự sống, có tác dụng cực kỳ quan trọng tới sức khỏe của cơ thể người.

Hiện nay khoa học đã phát hiện ra hơn 20 loại nguyên tố vi lượng, trong đó sắt (Fe), iốt (I), kẽm (Zn), đồng (Cu) có quan hệ rất mật thiết với hoạt động sự sống của cơ thể.

Kiểm đếm nguyên tố vi lượng chủ yếu có hai phương pháp, một là kiểm tra qua tóc. Cách này thao tác tương đối dễ có điều hàm lượng nguyên tố vi lượng trong tóc chịu ảnh hưởng của nhiều loại nhân tố như mức độ sạch, chất tóc và mức độ ô nhiễm của môi trường. Bởi vậy không thể phản ánh trung thực tình hình nguyên tố vi lượng của trẻ em nên phương pháp này rất ít được sử dụng.

Một cách nữa là kiểm đếm từ mẫu máu lấy ở đầu ngón tay đứa trẻ. Kết quả của phương pháp này tương đối khách quan nhưng cần chú ý là trị số nguyên tố vi lượng trong mẫu máu thay đối theo độ tuổi đứa trẻ lớn dần. Mà với các cách kiểm đo khác nhau sẽ có trị số kếy quả hóa nghiệm không thật giống nhau. Ngoài ra, chuẩn đoán sự thiếu hụt nguyên tố vi lượng cần phải kết hợp với biểu hiện lâm sáng của đứa trẻ.

Thiếu sắt chưa chắc đã là nghèo máu

Thiếu Fe là thiếu nguyên tố vi lượng ở trẻ thơ thường gặp nhất trong lâm sàng. Về mặt này, vì trẻ em phát triển, lớn rất nhanh, lượng Fe cần cung cấp khá nhiều.

Mặt khác vì trong khẩu phần ăn bình thường của đứa trẻ hằng ngày thiếu Fe hoặc trẻ biếng ăn, khảnh ăn... khiến lượng Fe hấp thu không đủ. Chức năng chủ yếu của Fe trong cơ thể người là cung cấp nguyên liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin, bởi vậy khi thiếu Fe sẽ khiến hàm lượng hemoglobin trong máu giảm thiểu vì thế mà dẫn tới nghèo máu.

Cần chỉ rõ rằng, nghèo máu do thiếu Fe là một quá trình "câu dầm" phát triển tiệm tiến, nói chung cần trải qua 3 giai đoạn:

1. Thời kỳ giảm thiểu Fe: Đây là thời kỳ chớm thiếu Fe (sắt). Trong giai đoạn này Fe dự trữ trong cơ thể giảm thiểu nhưng lượng Fe cung cấp cho hồng cầu tạo hemoglobin vẫn chưa giảm thiểu.

2. Thời kỳ thiếu Fe sinh sản hồng cầu: Thời kỳ năng lượng Fe dự trữ trong cơ thể hao kiệt thêm một nấc, Fe cần cung cấp cho việc sinh thành hồng cầu (red blood cell) cũng không đủ nhưng lượng hemoglobin trong máu ngoại vi vẫn chưa giảm thiểu.

3. Thời kỳ nghèo máu do thiếu Fe: Xuất hiện tình trạng hạ thấp lượng hemoglobin trong máu ngoại vi, tức điều ta thường gọi là nghèo máu do thiếu sắt (Fe). Bởi vậy thiếu Fe và nghèo máu do thiếu Fe không phải là một, có thể lý giải đó là hai giai đoạn khác nhau của cùng một căn bệnh.

Chuẩn đoán nghèo máu do thiếu Fe vẫn phải lấy mẫu máu

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh nghèo máu do thiếu sắt (Fe) ở trẻ em tại các quốc gia đang phát triển đều tương đối cao. Trẻ em mắc bệnh phần nhiều diễn biến chậm chạp, thoạt đầu chỉ biểu hiện ở sắc mặt nhợt nhạt, còn ở trẻ lớn tuổi một chút thì khi hoạt động chóng mệt mỏi, chân tay cảm thấy rã rời.

Bệnh tình tiếp tục phát triển, liền xuất hiện trẻ kém hoạt bát, không thích chơi đùa, khi làm việc gì đó sức chú ý bị phân tán, phản ứng chậm chạp đồng thời còn kèm triệu chứng lười ăn, tiêu hóa kém và tiêu chảy... Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, thậm chí ở một số ít trẻ có thể xuất hiện tình trạng bất thường như ăn đất sét, gặm đất vách...

Trẻ có nghèo máu hay không còn cần phải làm một số kiểm tra hóa nghiệm tương ứng, chủ yếu bao gồm:

1. Quan sát hình thái huyết tương ngoại vi và hồng cầu tức thông qua làm hóa nghiệm mẫu máu ngón tay để biết được mức độ và ngoại hình nghèo máu.

2. Chỉ tiêu chuyển hóa Fe. Như serumferritin, protoporphyrin tự do của hồng cầu, cần hút mẫu máu tĩnh mạch để kiểm đo, không những có thể biết rõ trong cơ thể có thiếu sắt (Fe) hay không mà còn có thể phán đoán chuẩn xác mức độ thiếu Fe.

3. Khi cần thiết còn phải làm hóa nghiệm kiểm tra nhiễm sắc Fe (ion dyeing) tủy xương.

Phát hiện thiếu Fe khi kiểm tra mẫu máu ngón tay, không nhất thiết phải điều trị bổ sung Fe

Điều trị thiếu Fe, đầu tiên phải phân tích nguyên nhân dẫn tới bệnh thiếu Fe, thứ đến là kết hợp với triệu chứng lâm sàng nặng nhẹ mà áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.

Nếu chỉ phát hiện thiếu Fe khi kiểm tra mẫu máu nặn từ ngón tay, triệu chứng lâm sàng rất yếu, và với người không nghèo máu hoặc nghèo máu thể nhẹ thì thông qua việc uốn nắn thói quen ăn uống không hợp lý, áp dụng bổ sung Fe hợp lý theo phương pháp khoa học, ăn nhiều loại thực phẩm giàu Fe (như các loại thịt, cá, gan động vật, lòng đỏ trứng, đậu tương và các loại rau lá xanh...) mà không cần điều trị bổ sung Fe.

Nhưng với người bệnh biểu hiện lâm sàng đột suất hoặc nghèo máu mức độ trung bình, nặng thì ngoài điều chỉnh về ăn uống cần phải sớm tiến hành bổ sung Fe.

Hiện nay có nhiều loại thuốc bổ sắt (Fe) mà loại muối sắt dùng để uống là cách lựa chọn kinh tế nhất, tiện lợi nhất và cũng hữu hiệu nhất.

Thường dùng nhất là các loại muối Fe như: ferrous sulfate, ferrous fumarate, ferrous gluconate và ferrous succinate. Cách uống tốt nhất là uống sau bữa ăn, vừa giảm khả năng thuốc tiếp xúc kích thích niêm mạc dạ dày lại vừa có lợi cho quá trình hấp thu thuốc.

Nếu đồng thời uống thêm vitamin C sẽ càng có lợi cho việc hấp thu thuốc bổ Fe, tuy nhiên phải đặc biệt chú ý: Không uống thuốc bổ Fe với sữa bò hoặc nước chè (trà tàu, chè tươi) nhằm tránh ảnh hưởng quá trình hấp thu thuốc.

Công hiệu điều trị của thuốc bổ Fe nói chung nhanh và rõ rệt, thường là sau 1-2 tuần điều trị cho thấy hemoglobin dần tăng, sau 3-4 tuần sẽ trở về mức bình thường.

Sau khi hemoglobin đã khôi phục bình thường lại uống viên bổ Fe liên tục từ 6-8 tuần nữa để bù đủ lượng Fe dự trữ trong cơ thể. Nếu uống Fe liền trong ba tuần lễ không thấy có phản ứng tốt (hemoglobin tăng không tới ngưỡng  20g/l) thì cần tới bệnh viện kiểm tra tìm nguyên nhân.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng trong mấy năm gần đây cho thấy cứ cách quãng 3 ngày hoặc một tuần lễ lại uống điều trị viên bổ Fe 2 ngày thì công hiệu điều trị tốt hơn nhiều so với uống liên tục hằng ngày mà phản ứng phụ cũng ít gặp hơn.

Ngoài ra, với người bệnh uống viên bổ Fe không có khả năng hấp thu hoặc xuất hiện những phản ứng xấu tới mức ruột, dạ dầy không chịu đựng nổi thì bác sỹ có thể xem xét, chuyển sang điều trị bằng thuốc bổ Fe dạng tiêm. Có điều, tình trạng này rất ít gặp ở trẻ em.

Theo TPO

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek