Chủ Nhật, 06/10/2024 00:37 SA
Cảnh giác cao độ trước nguy cơ dịch bệnh xảy ra sau lụt
Thứ Hai, 12/11/2007 07:50 SA

Theo kinh nghiệm qua nhiều năm, sau các trận lũ lụt lớn, dịch bệnh thường xảy ra. Vì vậy chủ động phòng chống các dịch bệnh sau mùa mưa, lụt, bảo là trách nhiệm không chỉ của các cơ quan chức năng mà là của tất cả mọi người và cộng đồng xã hội. Xin đề cập đến một số biện pháp về y tế để chủ động phòng chống các dịch bệnh có thể xảy ra.

 

071112-phunthuoc-2.jpg

Phun hóa chất xử lý môi trường phòng trừ dịch bệnh tại TP Tuy Hòa -Ảnh: NGỌC HÂN

 

Sau lũ lụt, đặc biệt là lũ lụt kéo dài, ở một số địa phương thường phát sinh một số chứng bệnh. Do điều kiện vệ sinh thực phẩm, nước dùng, xử lý chất thải đặc biệt là phân không được đảm bảo nên người dân ở đây thường bị các rối loạn tiêu hóa, các chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn (tiêu chảy do E.Coli, lỵ, tả, thương hàn...), tiêu chảy do ký sinh trùng (lỵ amíp, Giardis Lamblia), tiêu chảy do các virút (Rotavirus, enterovirus, adenovirus, viêm gan virus A), tiêu chảy do nấm. Sau các bệnh về tiêu hóa là các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, cảm lạnh, viêm mắt đỏ, nấm kẽ chân...

 

Để phòng chống tốt các dịch bệnh này cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

 

Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết nguy cơ  dịch bệnh có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông trực tiếp qua họp thôn xóm, tư vấn, tuyên truyền vận động để mọi người dân tuyệt đối thực hiện ăn chín uống sôi.

 

Xử lý triệt để các nguồn nước bị ô nhiễm (đảo giếng, khử khuẩn nước bằng Cloramin B, T), không dùng nước bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ bị ô nhiễm để uống hoặc chế biến thức ăn.

 

Vệ sinh môi trường sạch sẽ, nhất là xử lý tốt xác gia súc gia cầm chết bằng cách rắc vôi bột và đem chôn đúng tiêu chuẩn vệ sinh của ngành y tế.

 

Tuyệt đối không sử dụng thịt gia súc, gia cầm chết làm thức ăn. Không dùng các loại rau, củ, quả đã bị hư hỏng trong mưa, lụt làm thực phẩm.

 

Rác cần phải được thu gom và đốt hoặc chôn đúng nơi qui định để không ảnh hưởng môi trường xung quanh hay nguồn nước.

 

Tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi cầm nắm vào các dụng cụ công cộng.

 

Mặc ấm, nhất là giữ ấm vùng mũi họng, tránh bị cảm lạnh, cúm, nhất là trẻ em và người lớn tuổi.

 

Khi có các biểu hiện bệnh lý cần được tư vấn bởi thầy thuốc, không được tự ý mua thuốc để điều trị.

 

Nếu tất cả mọi người đều thực hiện tốt các giải pháp trên, chắc chắn chúng ta sẽ ngăn chặn không cho dịch bệnh xảy ra

 

BS NGUYỄN VINH QUANG

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Đối phó với sự thèm muốn thuốc lá
Chủ Nhật, 11/11/2007 10:30 SA
Xuất hiện bệnh tiêu chảy sau lũ
Chủ Nhật, 11/11/2007 10:14 SA
Đau thần kinh tọa phần lớn không cần mổ
Chủ Nhật, 11/11/2007 08:08 SA
Thực phẩm giảm cân khoẻ mạnh
Thứ Sáu, 09/11/2007 15:56 CH
Không uống nước tăng lực pha rượu
Thứ Năm, 08/11/2007 10:09 SA
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek