Theo giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lân Việt, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch, Giám đốc Ban quản lý dự án phòng chống tăng huyết áp, thời gian gần đây, tăng huyết áp đang trở thành vấn đề thời sự vì sự gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng.
Theo điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh-thành phố, tỉ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên đã chiếm 25,1% Tuy nhiên, khoảng 90% các bệnh nhân bị tăng huyết áp hiện vẫn không
Tại buổi khám, tư vấn miễn phí và giáo dục cộng đồng cho người dân về phòng, chống tăng huyết áp do Viện Tim mạch Việt Nam phối hợp với Ban chỉ đạo Dự án phòng chống Tăng huyết áp tổ chức sáng 16/5, tại Hà Nội, giáo sư Việt khẳng định tất cả mọi độ tuổi đều có khả năng bị tăng huyết áp.
Thông thường, tăng huyết áp gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, suy thận, phình hoặc tách thành động mạch. Thậm chí, căn bệnh này còn làm cho người bệnh trở nên tàn phế, có thể tử vong.
“Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có khoảng 1,5 tỉ người trên thế giới bị tăng huyết áp và có tới 9,4 triệu người mỗi năm trên thế giới tử vong do nguyên nhân trực tiếp là tăng huyết áp,” giáo sư Việt dẫn chứng.
Trước mối lo nêu trên, giáo sư Việt khuyến nghị: “Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ về tim mạch. Việc điều trị tăng huyết áp cần phải được thực hiện một cách liên tục, lâu dài thậm chí là suốt đời”.
Là một trong những người đầu tiên được các bác sĩ khám và tư vấn, bác Mai Thanh, 56 tuổi ở Vĩnh Tuy (Hà Nội) chia sẻ: “Đây là buổi nói chuyện rất hữu ích giúp tôi biết được mức độ nguy hiểm của căn bệnh, để chữa trị một cách hiệu quả nhất”.
Ngay sau buổi nói chuyện, các bác sĩ đã tổ chức đo huyết áp, tư vấn miễn phí về mối nguy của căn bệnh cho hàng trăm người dân đến tham dự.
Theo Vietnam+