Thứ Tư, 09/10/2024 23:22 CH
Để giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường
Thứ Năm, 22/03/2007 08:39 SA

Tại một hội nghị cập nhật thông tin y khoa liên quan đến bệnh tiểu đường (TĐ) mới đây, BS Chaichan Daerochanarong - Đại học Rangsit, Thái Lan - nhận định: Hiện TĐ là căn bệnh nghiêm trọng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem là “cơn sóng thần tàn phá sức khỏe toàn cầu”.

Khu vực Đông Nam Á có tốc độ bệnh TĐ tăng cao nhất thế giới (ở VN là 1% dân số). Theo dự đoán của WHO, tỷ lệ mắc TĐ ở nước ta sẽ tương tự các nước Đông Nam Á - tức tăng gấp đôi - trong vòng 20 năm tới.

Nguyên nhân gây ra TĐ liên quan đến sự cố insulin - hormone kích thích tế bào của cơ thể hấp thu nguồn năng lượng glucose trong máu. TĐ tuýp 1 là do di truyền, còn TĐ tuýp 2 được gọi là “căn bệnh lối sống” vì liên quan đến bệnh béo phì.

Chứng béo phì gây tăng biểu hiện TNF-alpha, chất này làm tăng ly giải mô mỡ, dẫn đến nồng độ acid béo tự do (FFA: Free Fatty Acid) và Triglyceride (TG) tăng cao trong máu, gây ra hiện tượng “nhiễm độc mỡ” lên nhiều tế bào và cơ quan, trong đó có tế bào beta tuyến tụy - nơi duy nhất sản xuất insulin. Tình trạng nhiễm độc mỡ ở các tế bào có thể gây ra một số rối loạn. Biểu hiện nặng nhẹ tùy cơ quan và tùy từng bệnh nhân như sau:

– Tụy: Suy chức năng tế bào B, tăng lắng đọng TG ở tiểu đảo tụy, tăng tiết Insulin nền, tăng tiết insuline do kích thích của glucose.

– Gan: Tăng tổng hợp glycogen, tăng ly giải glycogen, tăng tân tạo glucose.

– Cơ xương: Tăng vận chuyển glucose vào tế bào cơ, tăng lắng đọng TG… Hậu quả là tăng đường huyết, gây ra bệnh TĐ tuýp 2.

Cạnh đó, FFA và TG, qua quá trình ôxy hóa, sẽ là nguồn sản sinh nitric oxide (NO), một chất có tính ôxy hóa rất mạnh, gây suy giảm chức năng và làm chết tế bào, trong đó có tế bào beta tuyến tụy. Nhiễm độc mỡ còn thúc đẩy hiện tượng viêm, càng làm nặng thêm tình trạng ôxy hóa mỡ, suy giảm chức năng tế bào.

Trên bệnh nhân TĐ tuýp 2 - nhất là những người thừa cân hay béo phì, tình trạng trên còn nặng nề hơn và góp phần vào vòng lẩn quẩn bệnh lý: giảm đề kháng insulin, nhiễm độc mỡ, nhiễm độc đường và suy chức năng tế bào beta tụy…

Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi về vai trò của adiponectin, một hormone có lợi đặc biệt do mô mỡ tiết ra, bị suy giảm trên bệnh nhân béo phì, TĐ tuýp 2.

Adiponectin có những tác dụng: tăng thu nạp acid béo tự do ở sợi cơ (myocytes) và tốc độ oxid hóa acid béo; làm chậm sự tổng hợp acid béo ở gan; làm chậm sự tân sinh đường ở gan; cải thiện tình trạng đề kháng insulin, không làm tăng cân; kháng viêm trên các tế bào thành mạch; tăng nồng độ adiponectin trong máu liên hệ với giảm nguy cơ biến cố tim mạch; người béo phì giảm adiponectin, giảm cân, tăng adiponectin.

Nghiên cứu UKPDS 75 (UK Prospective Diabetes Study) và ứng dụng trong thực tiễn điều trị TĐ tuýp 2 cho thấy: kiểm soát tốt đồng thời đường huyết và huyết áp sẽ giảm được nguy cơ biến chứng của TĐ so với chỉ điều trị một trong hai tình trạng trên.

Về kiểm soát huyết áp, mức huyết áp lý tưởng hiện được xem là không quá 135/80 mmHg (mức đường huyết lý tưởng chưa được xác định - chỉ mới có gợi ý là không quá 6mMol/L (108 mg/dL).

Theo SGGP

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Lấy cao răng định kỳ
Thứ Năm, 15/03/2007 07:00 SA
Bác sĩ trả lời
Thứ Tư, 14/03/2007 13:30 CH
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek