Thứ Bảy, 12/10/2024 01:22 SA
Liên hoan phim hà nội lần thứ 2 năm 2012:
Phim về trẻ em được đánh giá cao
Thứ Năm, 22/11/2012 16:00 CH

Trong hầu hết các phim với tuyến nhân vật là trẻ em được giới phê bình phim đánh giá cao thường mang chung đặc điểm: Là những đứa trẻ có tư duy và sự thông minh vượt trội trong cách nghĩ, giải quyết tình huống. Từ câu chuyện về những đứa trẻ, các nhà làm phim nói lên thông điệp mang tính toàn cầu. Nhưng trên hết, phim về trẻ em thành công là phim không hạn chế tuổi xem phim của khán giả.

 

bi121122.jpg

Một cảnh trong phim Bi, đừng sợ!

Trong hàng trăm phim từ khắp nơi trên thế giới gửi về dự giải tại Liên hoan phim Hà Nội lần thứ 2 năm 2012, các nhà quản lý điện ảnh Việt Nam đã đánh giá cao tác phẩm điện ảnh của Anh Quốc là We need to talk about Kevin (tạm dịch: Chúng ta cần nói chuyện về Kevin). Đây là một trong những bộ phim đạt chất lượng nghệ thuật khi tuyến nhân vật chính là những đứa trẻ.

Chúng ta phải nói chuyện về Kevin là câu chuyện về một cậu bé trót sinh ra trong sự không mong đợi của người mẹ. Trong quá trình nuôi dạy Kevin (Ezra Miller), mẹ cậu (Tilda Swinton) đã liên tục mắc sai lầm khiến mâu thuẫn giữa hai mẹ con càng gia tăng. Cuộc thảm sát gây ra cái chết của cha và em gái cậu đã đẩy cao trào của bộ phim lên đến cực điểm. Khi bà không còn gì ngoài cậu con trai Kevin đang bị giam giữ trong tù, bà mới nhận ra thế nào là tình mẫu tử và Kevin lần đầu suy nghĩ về những hành động của bản thân.

Qua từng phân cảnh thể hiện tính cách, hành động của Kevin, khán giả sẽ cảm nhận được nỗi sợ hãi xâm nhập đầy ngỡ ngàng về giá trị gia đình với tình cảm ruột thịt không còn được xem là giá trị thiêng liêng. Phim phê phán lối sống vị kỷ, xem trọng tự do tuyệt đối của bạn thân đang được nhiều người chọn. Chúng ta phải nói chuyện về Kevin đã lọt vào danh sách đề cử 5 phim hay nhất tại Liên hoan phim Cannes 2011.

Phim Moonrise Kingdom (Vương quốc trăng lên) là một bộ phim Mỹ của đạo diễn kiêm nhà viết kịch bản Wes Anderson, là một câu chuyện kỳ lạ về nội tâm phong phú và trưởng thành trong những đứa trẻ.

Chuyện phim xoay xung quanh một trại hè dành cho các học sinh 12 tuổi. Cậu bé Sam (Jares Gilman) và cô bé Suzy (Kara Hayward) đã tìm cách bỏ trốn cùng nhau. Hai đứa trẻ xem nhau là vợ chồng trong sự ngỡ ngàng, khó hiểu của người lớn xung quanh. Trong quá trình bỏ trốn, những đứa trẻ đã chứng tỏ bản lĩnh khi chịu trách nhiệm bảo vệ nhau trước những suy nghĩ sai lầm mà người lớn áp đặt lên chúng. Những đứa trẻ của Wes Anderson biết chúng muốn gì, nên làm gì. Với nhiều góc quay đẹp cùng lời thoại hài hước, Wes Anderson mang sự hồn nhiên của những đứa trẻ ngầm đối lập với lối sống ngờ nghệch cả trong suy nghĩ và hành động của người được cho là trưởng thành về tuổi tác. Chính cách thể hiện tươi sáng về một chủ đề lớn đã tạo nên sự mới lạ cho bộ phim. Vương quốc trăng lên đã được chọn trình chiếu mở màn khai mạc Liên hoan phim Cannes 2012.

Một bộ phim của điện ảnh Việt Nam đã gây tiếng vang từ năm 2010 khi “chinh phạt” và giành nhiều giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế như: Đại hội điện ảnh Việt Nam quốc tế (ViFF, Mỹ) 2011; Liên hoan phim Cannes 2010, Liên hoan phim châu Á - Hồng Kông 2010… là phim Bi, đừng sợ! của đạo diễn Phan Đăng Di.

Bi, đừng sợ! là một bức tranh tổng thể về một đời người với những chiêm nghiệm mà ai cũng trải qua. Cậu bé Bi (Phan Thành Minh) tò mò, khám phá thế giới xung quanh; bố Bi (Nguyễn Hà Phong) chính là hình ảnh trưởng thành của Bi không biết đâu là giá trị thật mà bản thân muốn hướng đến; ông nội Bi (Trần Tiến) là hình ảnh Bi cùng quẫn trong nỗi cô đơn của tuổi già.

Bi, đừng sợ! chỉ có những “cám cảnh” khiến người xem phải động não suy nghĩ về những thước phim đang hiện hữu trước mắt. Phim khiến mọi người phải nhìn nhận lại bản thân. Những cảnh quay tỉ mỉ về cuộc sống của những người có thu nhập trung bình ở Hà Nội với những nét văn hóa đặc trưng nhất đã giúp Bi, đừng sợ! thu hút sự quan tâm của khán giả trong và ngoài nước.

Phim Tâm hồn mẹ của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang là một câu chuyện cảm động về cô bé Thu (Phùng Hoa Hoài Linh) có tâm hồn già dặn so với tuổi. Cô bé thấu hiểu, cảm thương sâu sắc trước những hành động của người mẹ (Hồng Ánh), người phụ nữ luôn cảm thấy cô đơn và khao khát tình yêu.

Phim mang lại cho khán giả một cái nhìn toàn diện về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ và cuộc sống của những người lao động ở ven sông Hồng. Bộ phim được trao tặng giải thưởng Ban giám khảo tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XVII và gây tiếng vang trên trường quốc tế khi Phùng Hoa Hoài Linh giành giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế Dubai (Ấn Độ) năm 2011.

Khi những đứa trẻ là sợi dây xuyên suốt trong những nút thắt mở khiến người xem phải suy nghĩ về ý nghĩa nhân văn mà phim hướng đến thì đó là phim thành công về mặt nghệ thuật.

TUYẾT DIỆU

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Cô giáo say mê làm thơ
Thứ Tư, 21/11/2012 17:00 CH
Bữa tiệc đa sắc màu
Thứ Tư, 21/11/2012 11:00 SA
Thơ của thầy
Chủ Nhật, 18/11/2012 14:00 CH
“Cơn sóng lớn” One Direction
Chủ Nhật, 18/11/2012 08:00 SA
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek