Thứ Bảy, 12/10/2024 17:17 CH
Phim Việt gặp khó?
Chủ Nhật, 28/10/2012 08:42 SA

Việt Nam sẽ có bao nhiêu phim góp vào “sân đấu” trong kỳ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần II- 2012 (HANIFF) diễn ra vào cuối tháng 11 tới? Câu hỏi dường như khó trả lời khi mà phim Việt được sản xuất trong hai năm qua đếm trên đầu ngón tay, tìm phim được cho là “tử tế” đưa đi dự thi càng khó.

anh-VHVN1210283.jpg

Cảnh phim “Lấy chồng người ta” của đạo diễn Lưu Huỳnh mới sản xuất, từng đi tham dự LHP Toronto, nhưng vẫn kín tiếng với việc tham dự LHP quốc tế Hà Nội 2012.

PHIM THAM DỰ LIÊN HOAN PHẢI MỚI!

Dù là lần thứ 2 tổ chức nhưng đây là năm đầu tiên LHP quốc tế tại Việt Nam mang tên Hà Nội (kỳ tổ chức 2010 là LHP quốc tế Việt Nam), với phạm vi LHP là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy Hà Nội đã được chọn là địa điểm chính thức của sự kiện điện ảnh này giống như nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn với những địa điểm quen thuộc như Venice, Berlin, Toronto…

Ở cuộc họp báo giới thiệu về HANIFF với chủ đề “Điện ảnh châu Á - Thái Bình Dương thống nhất và phát triển” đã có nhiều băn khoăn cho phim Việt dự LHP chuyển tới lãnh đạo Cục Điện ảnh rằng với thể lệ quy định của BTC năm nay (Bộ VH-TT-DL, Cục Điện ảnh) sẽ khó cho phim Việt. Vì quy định phim tham dự liên hoan phải mới, chưa tham gia ở các cuộc LHP khu vực trong hai năm qua (kể từ sau LHP quốc tế Việt Nam 2010). Hai năm qua, Việt Nam có 2 cuộc trao giải Cánh diều vàng, một cuộc LHP Việt Nam - giải Bông sen vàng, ở các cuộc thi này các phim sản xuất hầu hết đã điểm danh.

Cùng thời gian với việc tuyên truyền quảng bá về HANIFF sắp diễn ra, Bộ VH-TT-DL công bố quyết định chọn “Mùi cỏ cháy” của đạo diễn Hữu Mười đi tham dự giải Oscar 2013 - tranh giải ở hạng mục phimnói tiếng nước ngoài hay nhất. Hỏi một số nhà điện ảnh từng khẳng định tên tuổi qua một số bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng đánh giá việc chọn lựa phim đi thi đấu ở giải thưởng danh giá này, họ bảo, đi cho biết chứ hy vọng gì! “Sân chơi” đó không dành cho điện ảnh nước mình, thế giới có hơn 100 nền điện ảnh, tìm được mấy phim vào hạng mục đề cử đã khó, là quý đối với các nền điện ảnh lớn, huống hồ gì là điện ảnh Việt Nam. Điều khó khăn nhất khi phim Việt tham gia các giải thưởng điện ảnh tầm cỡ chính là không có phim hay. Phim hay phải có nội dung độc đáo, chất lượng nghệ thuật hàng đầu rồi sau đó mới đến kỹ thuật. Các giải thưởng lớn chú trọng đến việc các tác giả làm phim như thế nào, có cái gì riêng không, chứ nếu cứ đem phim “bắt chước” ra ngoài thì không bao giờ có giải. Giải thưởng điện ảnh lớn không chấp nhận phim thị trường mà tôn vinh phim nghệ thuật. Nhưng đưa phim Việtđi dự các kỳLHP quốc tếít nhiều cũng cóý nghĩa tích cực, đó là cáiđíchđể các nhà làm phim phấnđấu, chứ nếu ra rạp mà chỉ toàn phim giải trí cũng sẽ bị khán giả “mắng”. Phải có gì đó để nghệ sĩ thấy mình được kích thích, sáng tạo.

Nhiều năm nay, mỗi mùa giải Oscar, Việt Nam đều tìm ra một phim để đi tham dự, trước “Mùi cỏ cháy” từng có “Khát vọng Thăng Long”, “Đừng đốt”, “Mùa len trâu”… Tuy nhiên, những dòng thông tin được đăng tải trên báo chí ở chặng đường đi, còn chặng đề cử, trao giải và trở về, phim Việt im tiếng. Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh thẳng thắn, để phim Việt lọt vào vòng đề cử các giải thưởng điện ảnh lớn cực kỳ khó. Phim Việt đang gặp khó ở rất nhiều yếu tố: Kỹ thuật, đề tài, chất lượng nghệ thuật, sáng tạo, diễn xuất, tay nghề…

CHỜ ĐỢI Ở HANIFF

Hơn hẳn về quy mô so với lần thứ nhất, HANIFF đến nay đã có hơn 200 phim từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham dự các chương trình và con số này sẽ còn tăng lên hằng ngày cho đến khi LHP chính thức diễn ra (từ

ngày 25 đến ngày 29/11). Khoảng 20-25 tác phẩm điện ảnh đỉnh cao của các nền điện ảnh trên thế giới sẽ ra mắt công chúng, trong đó có “Amour” (Tình yêu), bộ phim vừa giành giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes 2012 của đạo diễn lừng danh Michael Haneke; “A Separation” (Chia cắt), bộ phim Iran của đạo diễn Asghar Farhadi đã giành một loạt giải thưởng như Oscar (Mỹ), Quả cầu vàng, César (Pháp) cho Phim nước ngoài hay nhất 2012, giải Gấu vàng tại LHP Berlin 2011; “We Need to Talk About Kevin” (Chúng ta cần nói chuyện về Kevin) tác phẩm điện ảnh xuất sắc của điện ảnh Anh 2011 đã giành 16 giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ suốt 2 năm qua... Ngoài phim dự thi, điện ảnh Việt Nam có hơn 30 bộ phim truyện được tuyển chọn để trình chiếu trong các chương trình: Phim Việt Nam đề tài về Hà Nội; phim Việt Nam thời kỳ đổi mới và phim Việt Nam đương đại với các tác phẩm điện ảnh có chất lượng được sản xuất từ năm 2010 đến nay.  

Ban giám khảo của HANIFF là các nghệ sĩ, ngôi sao, nhà điện ảnh có kinh nghiệm và uy tín trên thế giới như: Jan Schuette - đạo diễn điện ảnh Đức, Giám đốc trường Điện ảnh Berlin; Clifford Vivian Devon, diễn viên điện ảnh Hollywood; Taraneh Alidoosti, diễn viên điện ảnh Iran; NSND Như Quỳnh…

Tiến sĩ Ngô Phương Lan cho hay, phim Việt sẽ không như nhiều người lo lắng mà sẽ có bộ phim mới, rất đặc biệt chiếu trong lễ khai mạc của một đạo diễn đang “hot” của điện ảnh Việt hiện nay. Sở dĩ BTC LHP lần này chưa thể công bố là vì điện ảnh Việt cần phải có những nhịp độ quảng bá, tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của công chúng.

Hy vọng qua kỳ LHP này, điện ảnh Việt sẽ có nhiều tín hiệu vui!

CHÂU XUYÊN -  (QĐND)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Về Tây Ninh thăm núi Bà Đen
Chủ Nhật, 28/10/2012 15:00 CH
Hấp dẫn mùa phim Halloween 2012
Chủ Nhật, 28/10/2012 14:00 CH
Điện ảnh châu Á trỗi dậy
Thứ Bảy, 27/10/2012 16:48 CH
Người họa sĩ làng Chăm
Thứ Năm, 25/10/2012 14:00 CH
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek