Đó là tác phẩm “Nam - Bắc một nhà” được chế tác từ cây dó bầu 160 năm tuổi có trầm hương và tác phẩm gỗ lũa “Đằng vân” (Rồng bay) được chế tác từ nhánh rễ gỗ hương nguyên khối.
Nghệ nhân Nguyễn Thái Sơn bên tác phẩm “Đằng vân”.
Đây là hai tác phẩm độc đáo nhất trong hơn 300 tác phẩm sinh vật cảnh, lũa, đá của Phú Yên được chọn để tham gia triển lãm dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội (diễn ra từ ngày 1-12/10 tại Hà Nội).
“RỒNG BAY” ĐẾN THĂNG LONG
Ba tháng trước ngày Đại lễ, hàng chục nghệ nhân Công ty TNHH một thành viên Sơn Phước tất bật chế tác tác phẩm “Đằng vân” từ một nhánh rễ gỗ hương nguyên khối dài 4m, chỗ rộng nhất gần 2m. Ông Nguyễn Thái Sơn, chủ nhân của tác phẩm này, cho biết: “Lấy ý tưởng từ tích “Giấc mơ có rồng bay” của vua Lý Công Uẩn, chúng tôi phác thảo và tìm gốc gỗ hương có dáng rồng để chế tác. Không ngờ khi giới thiệu với Ban tổ chức triển lãm sinh vật cảnh 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, tác phẩm này đã được chọn trưng bày ở vị trí đặc biệt là điện Kính Thiên”.
Điểm đặc biệt tạo nên giá trị tác phẩm “Đằng vân” là ở giá trị nhánh rễ lũa gỗ hương nguyên khối và có dáng giống như con rồng đang bay với nhiều đoạn thân uốn khúc. Những đoạn cong ấy bị lũa vào, tạo nên màu sắc, hình hài độc đáo pha lẫn vẻ cổ kính. Đầu rồng rất ấn tượng với hai chiếc râu dài, mũi to, miệng trong tư thế mở tạo sự uy nghi, quyền lực đế vương. Phần đuôi uốn cong, vút nhẹ tạo nên sự thanh thoát. Màu sắc của rồng tự nhiên theo màu gỗ hương, xen kẽ đỏ, nâu thẫm, vàng sậm trên suốt thân mình. Toát lên từ tác phẩm này chính là thần thái của con rồng, những nét chạm khắc của các bàn tay nghệ nhân rất tinh xảo từ đường vân nhỏ trên mi mắt đến lớp vẩy trên thân mình, tạo cảm giác vừa uy nghi nhưng rất thanh thoát.
Ngoài tác phẩm “Đằng vân” được chọn trưng bày ở điện Kính Thiên, nghệ nhân Nguyễn Thái Sơn còn ra mắt công chúng Hà Nội và cả nước nhiều tác phẩm gỗ lũa, gỗ hóa thạch đặc biệt như: Bức tranh lũa gỗ hương nguyên khối cao 1,8m, bề mặt rộng 1,3m mang tên “Dời đô” mô phỏng lại sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La của vua Lý Công Uẩn năm 1010; tượng gỗ “Thần y Lê Hữu Trác” được tạc từ gỗ hương nguyên khối; tác phẩm “Việt Nam hóa rồng” là khối đá mã não cao 3m, trên bề mặt là bản đồ Việt Nam hình chữ S nổi vân đá tự nhiên hình rồng bay lên, phía đầu rồng là thủ đô Hà Nội… Hai tác phẩm độc đáo nữa mà nghệ nhân Nguyễn Thái Sơn hy vọng tạo nên sự khác biệt, lập kỷ lục đó là bộ trường kỷ khổng lồ “Long ẩn”, được làm bằng gỗ trắc nguyên khối và chiếc bình rồng cao 5,3m, chỗ bầu rộng nhất 1m được làm từ thân gỗ sao nằm dưới lòng sông Ba. Ông Nguyễn Thái Sơn tâm đắc nói: “Chúng tôi muốn mang những gì đặc sắc nhất của vùng đất Phú Yên và sự tài hoa của người thợ dâng lên ngày Đại lễ của đất nước”.
CÂY TRẦM HƯƠNG “
Giới chơi cây đá cảnh trong nước biết đến “vua kỳ nam” Võ Hiệp với tác phẩm “Cây trầm hương hóa đá”. Nhưng thật ra đây chỉ là tên anh đặt cho một tác phẩm gỗ hóa thạch độc đáo. Lần này mang ra Triển lãm sinh vật cảnh 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội mới là cây trầm hương thật, chỉ có điều là chưa hóa thạch, được đặt tên “Nam - Bắc một nhà”.
Ông Võ Hiệp bên tác phẩm “
Ông Võ Hiệp cho biết, “
Để có được cây trầm hương quý này, ông Võ Hiệp đã ấp ủ ý tưởng và tìm kiếm suốt 3 năm ròng rã trên khắp những cánh rừng. Ông cho biết: “Tôi lấy ý tưởng ngày thống nhất 30/4/1975 Bắc -
TRẦN QUỚI – NGÔ XUÂN