Sáng mai (1/10), Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, sự kiện được người Việt ở khắp mọi miền đất nước náo nức chờ đón, sẽ được tổ chức vô cùng trọng thể tại vườn hoa Lý Thái Tổ và đường Đinh Tiên Hoàng, xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Và trong 10 ngày của đại lễ, rất nhiều hoạt động đặc sắc được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.
Tập dượt chương trình văn nghệ chuẩn bị khai mạc Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Khu vực xung quanh hồ Gươm sẽ là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, triển lãm giới thiệu những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Việt
ĐÊM HUYỀN ẢO HỒ GƯƠM
ĐOÀN SAO BIỂN BIỂU DIỄN TRONG ĐẠI LỄ 1.000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI Với chương trình nghệ thuật mang chủ đề Phú Yên trong lòng Hà Nội, Đoàn ca múa nhạc dân gian Sao Biển sẽ góp mặt trong Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tối 1/10, trong chương trình nghệ thuật Đêm huyền ảo hồ Gươm, các nghệ sĩ Sao Biển sẽ biểu diễn tiết mục hòa tấu đàn đá kèn đá, trống đôi cồng ba. Sau đó, tại sân khấu đền Bà Kiệu, đoàn Sao Biển biểu diễn cùng Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long và các đoàn nghệ thuật Lào Cai, Huế, Đoàn Tuồng Bình Định. Ngày 2/10, đoàn Sao Biển biểu diễn ở Liên hoan Du lịch quốc tế tại Thiên đường Bảo Sơn, diễn phục vụ khán giả tại trung tâm TP Hà Nội và hai quận Thanh Xuân, Thường Tín. Chương trình của đoàn gồm 14 tiết mục, trong đó điểm nhấn là Một chiều mây nước Phú Yên, Dáng đứng Phú Yên (bài chòi), Trăng tháp Nhạn (múa), Trống hội Thăng Long, Hà Nội linh thiêng hào hoa, Một chiều với Tây Hồ… LÂM VY
Vào lúc 20g ngày 1/10, chương trình nghệ thuật Đêm huyền ảo hồ Gươm tưng bừng diễn ra tại khu vực hồ Gươm. Chương trình này có thời lượng 90 phút, gồm hai phần. Phần 1 có tên gọi Đêm hội hồ Gươm gồm ba chương: Thăng Long hội tụ là phần khai hội với màn pháo hoa trên mặt hồ Gươm, đèn laze đủ màu quét theo bước chân các đội múa rồng, lân, các nhóm võ thuật... Kết thúc là màn đại hợp xướng 1.000 người trên 5 sân khấu trong cùng thời gian. Chương 2 Thăng Long rồng bay mở ra với màn thả diều mô phỏng dáng rồng bay trên mặt nước, rùa vàng nổi trong ánh sáng đặc tả không khí huyền ảo của đêm hội hồ Gươm. Chương 3 Thăng Long - Hà Nội cánh cửa tương lai khai màn bằng tiếng kèn hiệu lệnh, như lời vọng của núi sông, như tiếng gõ cửa của hiện tại, của tương lai và kết thúc bằng đại hợp xướng Thăng Long tỏa sáng.
Phần 2 của chương trình có tên gọi Năm cửa ô chào đón. Toàn bộ hồ Gươm sẽ được bố trí thành một sân khấu lớn với 5 sân khấu xung quanh, tượng trưng cho 5 cửa ô. Mỗi sân khấu có một chương trình riêng, đều ca ngợi truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông, nhấn mạnh thời khắc vua Lý Công Uẩn viết Chiếu dời đô. Sân khấu được dựng ở ngã ba Lê Thái Tổ - Hàng Trống tượng trưng cho cửa ô Cầu Giấy, một trong những cửa ô cổ của Thăng Long, nơi tương truyền đoàn thuyền của vua Lý Công Uẩn trong hành trình dời đô từ Hoa Lư ra Hà Nội theo sông Tô Lịch cập bến thành Đại La gặp rồng vàng bay lên. Một sân khấu được dựng ở lòng đường Đinh Tiên Hoàng - Tràng Tiền và bờ hồ Gươm tượng trưng cho ô Đông Mác, một trong những con đường thiên lý Bắc -
LỄ HỘI RỒNG
Chương trình lễ hội Rồng diễn ra lúc 19g30 ngày 2/10, do 19 nghệ sĩ thuộc nhóm kịch nghệ Els Comediants (Tây Ban Nha) và 18 nghệ sĩ xiếc Việt
HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 1.000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI
Hội thảo quốc tế kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội do Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND TP Hà Nội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức lúc 13g30 ngày 7/10. Dự kiến có 500 đại biểu tham dự, bao gồm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện một số bộ, ban, ngành ở Trung ương và TP Hà Nội, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, đại diện một số tỉnh, thành phố, cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Ban tổ chức Hội thảo quốc tế kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã nhận được 144 báo cáo khoa học, trong đó có 121 báo cáo trong nước, 23 báo cáo của các học giả quốc tế tới từ 9 nước. Các báo cáo khoa học nêu trên sẽ góp phần làm sáng tỏ những giá trị, truyền thống tốt đẹp được kết tinh trong lịch sử phát triển 1.000 năm qua của Thủ đô Hà Nội, cốt lõi là các giá trị truyền thống văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, và việc phát huy những giá trị, truyền thống đó trong thời đại Hồ Chí Minh, đề xuất giải pháp xây dựng chiến lược phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội trong những thập kỷ tới.
LỄ MÍT TINH, DIỄU BINH VÀ DIỄU HÀNH
Lễ mít tinh cấp Nhà nước, diễu binh và diễu hành kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ diễn ra vào lúc 8g ngày 10/10, tại Quảng trường Ba Đình. Chương trình được tổ chức trọng thể, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa của 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Chương trình nghệ thuật mừng thành công Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
Đêm hội văn hóa nghệ thuật mừng thành công Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được tổ chức vào tối 10/10, thể hiện tình cảm, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử của dân tộc.
Hà Nội nghìn năm văn hiến, Hà Nội - niềm tin và hy vọng, Hà Nội mãi là niềm tự hào của các thế hệ người Việt
TRẦN THU (tổng hợp)