Võ Hồng là nhà văn sáng tác chủ yếu ở giai đoạn 1954 - 1975 tại miền Nam, nhưng là người dành nhiều tình cảm cho Hà Nội. Các truyện ngắn có nhắc nhiều đến Hà Nội của Võ Hồng là Hoài cố nhân, Ngày xưa, Hà Vi… Hình ảnh Hà Nội trong văn xuôi Võ Hồng là Hà Nội của những năm đầu thập niên 40, thời trước Cách mạng Tháng Tám.
Nhà văn Võ Hồng.
Thông qua nội dung truyện, nhà văn không chỉ mô tả bờ hồ, góc phố, những con đường, món ăn đặc trưng của Thăng Long xưa mà còn ghi nhận chân thực nhiều đặc điểm lịch sử giai đoạn trước 1945. Ví dụ như trong truyện Ngày xưa, tác giả viết rất cụ thể mốc thời gian:
“... Ngày 10 và 14 tháng 10 năm 1943, phi cơ Mỹ thả bom xuống Hà Nội. Lệnh tản cư đưa ra. Những chuyến tàu chở người tản cư kéo hàng hai mươi toa rầm rộ chạy suốt đêm. Tôi không thể còn ở lại Hà Nội nữa. Gửi lại tất cả đồ đạc, gửi lại cả một hy vọng rộng rãi về tương lai, tôi xách va-li nhỏ lên ga Hà Nội, lên tàu xuôi
... Tôi nhớ rõ, ngày 16 tháng 10, một buổi chiều xám, lạnh. Xung quanh mọi vật đen và buồn...” (1).
Trong truyện ngắn Hà Vi, nhân vật là một người Hà Nội di cư vào Nam, viết bức thư cho người yêu cũ mà nội dung chủ yếu là nhắc lại những kỷ niệm về Hà Nội:
“…Anh sẽ nhắc em nhớ đến “những ngày Halais” như hồi ở Hà Nội anh thường nói. Những ngày Halais! Anh còn nhớ những ngày chúng mình đi chợ. Hôm mua hoa loa kèn, những lúc mình ngồi uống nước chanh quả vừa ngồi đợi tàu điện trước mặt nhà thuốc Tây Nguyễn Đình Hoằng không? Anh còn nhớ ngày nào anh ở số 11 ngõ Tràng An cạnh nhà chị Tố và bà Tham Huệ (…). Anh còn nhớ những ngày đông lạnh chúng mình đi ăn chả cá ở phố Hàng Cân và khi đi ngang qua phố chợ Hôm anh lè lưỡi nhìn những con chó nạo lông sạch bị treo ngược ở mấy cái móc sắt trước quầy hàng không? Anh còn nhớ hàng cháo lòng ở phố Hàng Lọng, hàng xôi “chuối tiêu trứng cuốc” ở phố Cửa
Võ Hồng cùng thời với Nguyễn Văn Xuân, Bình Nguyên Lộc, Sơn
Như vậy, Hà Nội là một địa chỉ có thực, đồng thời là một không gian - bối cảnh nghệ thuật được nhiều nhà văn ở đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, trong đó có Võ Hồng, quan tâm. Trong bối cảnh đất nước bị chiến tranh chia cắt đến hơn 20 năm, viết về Hà Nội, về thủ đô ở bên kia giới tuyến là điều đặc biệt của văn chương miền
Hà Nội trong tác phẩm của Võ Hồng luôn được mô tả chân thực. Dường như nhà văn ý thức về trách nhiệm ghi nhận lịch sử hơn là yêu cầu hư cấu nghệ thuật. Cách thể hiện chân thực, cụ thể đó phần nào thuyết phục được độc giả, nhất là khi độc giả có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa dân tộc.
Ngoài cảnh đẹp và những đặc tính của một thành phố lớn, một thủ đô lâu đời, Hà Nội trong văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn trước 1975 được nhấn mạnh ở chiều sâu văn hóa. Đó là nguyên nhân chính để Hà Nội tồn tại da diết trong cảm xúc của người đọc. Thử hỏi ai đọc Thương nhớ mười hai, Món ngon Hà Nội của Vũ Bằng mà không rưng rưng; ai đọc Hoài cố nhân, Ngày xưa, Hà Vi của Võ Hồng mà không thấy mình cũng có chút liên hệ với nơi cội nguồn ấy. Cho dù ra đi không phải với tư cách “mang gươm đi mở cõi”, thì con người trong các tác phẩm viết về Hà Nội vẫn có nỗi niềm “ngàn năm thương nhớ” đất Thăng Long. Thực tiễn tác phẩm viết về Hà Nội trong văn xuôi đô thị miền
Hình ảnh Hà Nội trong văn xuôi Võ Hồng giai đoạn 1954 - 1975, ngoài giá trị văn chương, còn là một giá trị văn hóa. Viết là sự biểu hiện rõ nhất tình yêu, thái độ của nhà văn với thủ đô có chiều dài lịch sử bằng đúng ngàn năm.
Nhà văn Võ Hồng sinh ngày 21/1/1923 (giấy khai sinh ghi ngày 5/5/1921), tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An. Ông đang sống tại Nha Trang, Khánh Hòa nhưng tuổi đã cao, sức đã yếu dần. Văn chương, chữ nghĩa giờ chỉ còn lại phía sau trong ký ức mịt mù và những hoài niệm ngày càng xa…
NGUYỄN THỊ THU TRANG
(Trường Đại học Phú Yên)
(1) Võ Hồng, Tuyển tập Võ Hồng; Sđd, tr.48.
(2) Võ Hồng, Tuyển tập Võ Hồng; Sđd, tr.116.