Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII được tổ chức ở hầu hết các tỉnh, thành phố, từ 12 đến 15 tháng giêng (25-28/2), song ba điểm nhấn của lễ hội thơ là Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh.
Ảnh: VĂN HỌC |
Với chủ đề “Trời
Ở Hà Nội, trung tâm của Ngày Thơ Việt
Chính hội là rằm tháng giêng (28/2). Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hội Nhà văn Việt
Sau lễ rước lửa, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Tại sân thơ trẻ, các poster do kiến trúc sư trẻ Nguyễn Trương Quý thể hiện. Mỗi poster đều có những nét riêng, thể hiện cá tính thơ của các tác giả trẻ. Có bốn loại hình kiến trúc Hà Nội tiêu biểu được Trương Quý chọn làm nền cho các poster của mình: hồ Gươm và chung cư, phố cổ và phố cũ, phố Pháp, khu đô thị mới. Sân khấu thơ trẻ được dựng nhỏ, gọn ở ba vị trí, tiện cho người xem. Khách đến với sân thơ trẻ bị thu hút bởi góc của nhà văn Lê Anh Hoài. Anh đã “cách điệu” chiếc xe máy của mình, đề thơ, gắn cánh lên nó, dựng ngược lên và treo trong một chiếc lồng lớn. Đây là phần thơ sắp đặt của Lê Anh Hoài. Anh đã từng trả lời trên báo chí: “Tôi cho rằng cần tạo ra những hình thức mới, phá đi lối nghĩ rằng cách thưởng thức thơ duy nhất đúng là đọc văn bản, hoặc nghe ngâm thơ...”. Ở sân khấu sân thơ trẻ thứ nhất do nhà thơ Hữu Việt điều hành, diễn ra chương trình đọc thơ, giao lưu với nhiều tác giả trong cả nước, trong đó có nhà thơ Dương Thuấn và tác giả trẻ người Hà Tĩnh Võ Thị Ánh Hồng. Tại sân khấu thứ hai là những màn trình diễn thơ khá đặc sắc của các sinh viên Trường Đại học Văn hóa, màn trình diễn của tác giả Phạm Vân Anh. Như mọi năm, những màn trình diễn thơ bao giờ cũng gây chú ý đối với du khách.
Ngay từ những ngày chuẩn bị, nhà văn Hữu Thỉnh nhiều lần nhấn mạnh: “Chúng ta phải sân khấu hóa lễ hội”. Tuy nhiên ông thừa nhận: “Chúng ta chỉ là những nhà thơ, không phải là nhà tổ chức sự kiện, nên đòi chuyên nghiệp chắc vẫn là chuyện khó”. Tuy nhiên, sự hoành tráng trong triển lãm thơ trên hơn 600 bình gốm sứ Bát Tràng lớn nhỏ có thể nói là thành công. Với sự kết hợp sáng tạo giữa vẻ đẹp trang nhã của thi ca và những sắc màu men Bát Tràng, triển lãm đã thu hút khá đông công chúng. Nhiều người đã chép những bài thơ mà mình yêu thích. Du khách nước ngoài không hiểu rõ nghĩa của các câu thơ song vẫn tỏ ra khá thích thú trước vẻ đẹp mê hoặc của gốm sứ Bát Tràng. Lễ hội thơ bế mạc vào chiều rằm tháng giêng, khi chương trình trình diễn thơ kết thúc.
Dù có người khen, người chê, nhưng lễ hội thơ ca vẫn là một hoạt động văn hóa đặc sắc, hướng tới cái đẹp. Tổ chức ở không gian Văn Miếu Quốc Tử Giám là tổ chức ở không gian văn hóa, nối tiếp truyền thống của một dân tộc yêu thơ ca. Ngày thơ cũng là dịp để tôn vinh thơ, để những nhà thơ hội ngộ, nói chuyện thơ và sáng tác. “Rừng thơ” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám hội tụ các cây bút trăm miền, đã tạo được những ấn tượng tốt đẹp.
DIÊN KHÁNH