Một trong những yếu kém của phim truyền hình Việt là do cách làm phim thiếu chuyên nghiệp và làm theo kiểu dễ dãi, bớt cả thời gian và tiền bạc.
Chưa bao giờ số lượng phim truyện Việt trên sóng các đài truyền hình trong cả nước lại nở rộ như hiện nay. Nhưng cũng chưa bao giờ người xem lại phàn nàn nhiều về chất lượng phim truyền hình như lúc này.
LÀM PHIM KIỂU TỰ CUNG, TỰ CẤP
Cảnh trong phim “Ngôi nhà hạnh phúc”
Ngoài Đài Truyền hình Việt
Tại cuộc hội thảo “Nâng cao chất lượng phim truyện truyền hình Việt Nam” diễn ra mới đây ở Hà Nội, nhà văn Phạm Ngọc Tiến cho rằng: Sự nở rộ của quá nhiều phim truyện truyền hình chưa hẳn là một tín hiệu tốt, nhất là khi các phim này chưa đưa được những vấn đề mang tính nhân văn, những vấn đề xã hội quan tâm. Còn theo ông Đoàn Minh Tuấn, Phó Tổng biên tập Báo Thế giới Điện ảnh: “Chúng ta có nhiều phim, nhưng chất lượng kém. Chúng ta chỉ làm phim để phát một lần, đài nào biết đài đó, không có sự trao đổi giữa các đài để làm, trong đó tư nhân thì người ta có thể kết hợp làm phim nhựa. Chúng ta làm theo lối tự cung tự cấp. Không đầu tư cho một chiến lược nào cả. Không tôn trọng tác phẩm nên cái gì cũng chỉ đạt ở mức trung bình. Mà như thế là giết chết nghệ thuật”..
Ông Đoàn Minh Tuấn nhấn mạnh, dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, kiên cường và mạnh mẽ, nhưng trong phim truyền hình thì các nhân vật lại rất hay khóc lóc, ủy mị. Đa số diễn viên khóc giả, cười giả, diễn giả, nên tình cảm cũng giả dối theo. Khán giả cảm thấy xa lạ với phim truyền hình, nên màn ảnh nhỏ không hút được người xem. Sự vô duyên, tầm thường hóa trong lời thoại, nhạt nhẽo trong diễn xuất, đơn điệu trong kịch bản cũng làm người xem chán mà chuyển kênh hoặc tắt tivi. Tầm văn hóa của những kịch bản phim truyền hình thấp, không đi vào trái tim con người, nên không ai muốn xem lại phim lần thứ hai.
Là người trong cuộc, từng viết nhiều kịch bản, tham gia làm nhiều phim truyện truyền hình, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần lý giải: Một trong những yếu kém của phim truyền hình Việt là do cách làm phim thiếu chuyên nghiệp và làm theo kiểu dễ dãi, ăn bớt cả thời gian và tiền bạc. Một ngày diễn viên có thể đóng 3 phim khác nhau, không có thì giờ đọc kịch bản thì làm sao diễn hay? Mỗi phim do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Đài Truyền hình Việt
CẦN TẬP TRUNG VÀO NHỮNG VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG CỦA XÃ HỘI
Thời gian qua, phim truyện truyền hình ở Việt
Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, cần phải thay đổi quan niệm có thể dễ dãi trong làm phim truyền hình. Bởi trong điều kiện truyền hình cáp phổ biến như hiện nay, nếu phim truyền hình không hay và thiếu hấp dẫn, chắc chắn khán giả sẽ chuyển sang xem phim ngoại.
Theo nhà văn Đỗ Kim Cuông, Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương), vì phục vụ đông đảo công chúng, nên những người làm phim truyện truyền hình phải có một cái nhìn đa dạng hơn về mặt đề tài. “Cần có một cách nhìn khoáng đạt hơn về chủ đề mà chúng ta đề cập. Phim truyền hình là hướng tới đại công chúng: thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người già, người cao tuổi… Do đó người làm phim có trách nhiệm trước hàng triệu công chúng, tự nâng cao mình lên để có những bộ phim có chất lượng cao hơn” - ông Đỗ Kim Cuông nhấn mạnh.
Theo đạo diễn Đỗ Thanh Hải, sắp tới, phim truyền hình phát trên Đài Truyền hình Việt
(VOV)