Chủ Nhật, 06/10/2024 12:26 CH
Gặp dịch giả nhỏ tuổi nhất
Thứ Tư, 25/03/2009 07:31 SA

Chú bé Đỗ Nhật Nam bắt đầu học tiếng Anh từ 5 tuổi, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã thi được chứng chỉ Starter và Mover của đại học Cambridge với số điểm tuyệt đối. Năm 2008, Nhật Nam làm bài thi tiếng Anh tuyển sinh đại học khối D được 8 điểm, đứng thứ hai trong đợt thi TOIEC dành cho nhân viên ngành hàng không… Nhật Nam đang dẫn chương trình Chúc bé ngủ ngon (VTV3), Quả chuông nhỏTrò chuyện cùng bé trên VTV2. Cậu bé 7 tuổi này được Trung tâm Sách kỷ lục Vietbooks công nhận là dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam cũng không có gì lạ. Bởi trình độ tiếng Anh như thế, việc dịch vài cuốn truyện tranh dành cho thiếu nhi với Đỗ Nhật Nam thật không khó.

 

than-dong1-090325.jpg
Bé Đỗ Nhật Nam nhận kỷ lục Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam

Vậy có cách “dạy dỗ” nào từ gia đình để được một thần đồng như bé Nam? Bà Phan Thị Hồ Điệp, mẹ bé Nam, chia sẻ: Thật ra không có sự giáo dục nào ngoại trừ để cho cháu phát triển một cách tự nhiên nhất. Ông Phạm Đang Quế (chuyên viên tư vấn Trung tâm Vietbooks) nhận xét: Cách nói chuyện trong giao tiếp của bé Nam bằng trẻ 14 tuổi, nghĩa là gấp đôi tuổi cháu hiện thời. Còn tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn nói: Không có giao tiếp thì không có phát triển ngôn ngữ. Điều đó chứng minh rằng, thần đồng Đỗ Nhật Nam có một môi trường giao tiếp tốt để “gieo mầm”. Mẹ bé Nam nói tiếp: Vợ chồng tôi giáo dục con bằng lời nói đi kèm với hành động như một “tấm gương” để bé soi.

 

Ở ta một thời cũng xuất hiện nhiều thần đồng, riêng trong lĩnh vực văn học có thể kể đến nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đó là những cái tên còn sót lại sau khi bị thời gian sàng lọc và bản thân những thần đồng này đã “vượt qua chính mình”. Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho rằng không nên gọi là “thần đồng”, vì đây là hai từ còn phải tranh cãi nhiều. Theo ông Sơn, nên gọi những em bé như Đỗ Nhật Nam là “có khả năng đặc biệt”. Hiện tiến sĩ Sơn đang “quản lý” hơn 100 em có khả năng đặc biệt trên khắp đất nước. Nói thế để thấy, khả năng đặc biệt ở trẻ em Việt Nam không phải là “của hiếm”. Và càng không phải là hiếm trên thế giới này.

 

than-dong-090325.jpg
Bé Đỗ Nhật Nam và gia đình trong một buổi giao lưu

 

Còn nhớ cuối năm 2007, thần đồng Mỹ Adora Svitak đến TP Hồ Chí Minh nhân dịp cuốn sách Những ngón tay bay của em được dịch sang tiếng Việt. Nếu so về tuổi, bé gái Adora lúc đó hơn bé trai Đỗ Nhật Nam 3 tuổi và bằng thần đồng Trần Đăng Khoa khi ông bắt đầu nổi danh. Những cô cậu bé lên mười mà đã rạng danh như thế thì cha mẹ nào mà không mong! Chả thế mà đã từng có nhiều “thần đồng” được người lớn dựng lên, khiến các em bỗng dưng nổi tiếng mà ngơ ngác không hiểu vì sao.

 

Việc xuất hiện các em bé có khả năng đặc biệt như bé Đỗ Nhật Nam là điều rất đang mừng. Nhưng nếu những khả năng đặc biệt của các bé được hiểu đúng giá trị của nó thì hai từ “thần đồng” không trở thành “gánh nặng” đè lên tuổi thơ các em.

 

 

THANH KIỀU

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek