Chủ Nhật, 08/09/2024 07:24 SA
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lý Hoàng Long: Cần khai thác thế mạnh của địa phương và có yếu tố mới lạ
Chủ Nhật, 14/07/2024 13:30 CH

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lý Hoàng Long (ngoài cùng bên phải) cùng các thành viên ban giám khảo chấm ảnh dự thi Cuộc thi Sáng tác văn học nghệ thuật kỷ niệm 35 năm Ngày tái lập tỉnh Phú Yên (1/7/1989-1/7/2024). Ảnh: YÊN LAN

30 năm cm máy, nhn đưc hơn 350 gii thưng - hu hết t các cuc thi nh ngh thut quc tế - và thưng xuyên cm cân nảy mc các sân chơi trong nưc, ngh sĩ nhiếp nh Lý Hoàng Long có nhiu kinh nghim đ chia s vi các đng nghip v cách khai thác đ tài, thc hin nhng tác phm n tưng.

 

Báo Phú Yên đã trò chuyện với nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Lý Hoàng Long, Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật thuộc Hội NSNA Việt Nam khi anh được mời đến Phú Yên làm trưởng ban giám khảo một cuộc thi ảnh nghệ thuật.

 

* Thưa NSNA, anh có nhận xét gì về hoạt động sáng tác ảnh nghệ thuật của các NSNA Phú Yên thông qua cuộc thi này?

 

- Sau hơn 10 năm, tôi trở lại Phú Yên. Lần gần đây nhất tôi tham gia chấm ảnh ở Phú Yên là tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên do Phú Yên đăng cai, năm 2013. Sau hơn 10 năm, tôi trở lại. Trong khoảng thời gian đó, tôi vẫn tham gia các hoạt động và vẫn theo dõi sự phát triển. Rõ ràng là những năm gần đây, Phú Yên có lực lượng trẻ sáng tác rất tốt. Họ chịu khó đầu tư về thiết bị, về kỹ thuật, về chuyên môn. Đó là điều đáng mừng! Và khi được mời tham gia vào ban giám khảo cuộc thi này, tôi thấy rất vinh dự, bởi đây là vùng đất mình đã yêu thương, gắn bó nhiều năm, từ lúc mới bắt đầu tham gia làm giám khảo.

 

Trong cuộc thi ảnh nghệ thuật vừa qua, số lượng 439 ảnh của 32 tác giả đã phản ánh được phần nào hoạt động sáng tạo. Tỉ lệ chấm chọn cũng khá khắt khe. 439 tác phẩm mà chỉ chọn 53 tác phẩm để triển lãm. “Đầu vào” đương nhiên có người chuyên nghiệp, có người không chuyên, nhưng khi vào vòng thứ hai, thứ ba, chúng ta thấy bật lên là những tác giả có tay nghề. Tác phẩm của họ luôn ở vị trí cao trong bảng điểm. Vô tới vòng xét giải thì chất lượng ảnh rất tốt. Chỉ có điều vẫn còn thiếu những hình ảnh về các hoạt động tương đối tiêu biểu ở Phú Yên mà ban giám khảo trông đợi. Cá nhân tôi rất trông chờ những bức ảnh thể hiện những nét mới, thế mạnh mới của Phú Yên. Hy vọng rằng những lần sau, anh em sẽ tập trung vào mảng đó nhiều hơn.

 

So với những lần trước thì năm nay, chất lượng ảnh dự thi rất tốt. Đặc biệt, anh em nhiếp ảnh trẻ năng động, đi vào nhiều ngõ ngách, khai thác các khoảnh khắc của cuộc sống. Tôi thấy rằng phong trào địa phương như vậy là phát triển. Tuy nhiên, chúng ta thiếu những lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên môn hoặc những trại sáng tác có giảng viên để họ tư vấn về các thể loại ảnh, về nhiếp ảnh đương đại.

 

Thi ở tỉnh thì chúng ta tốt, và tham gia một số cuộc thi trong nước mở rộng thì tác giả Phú Yên thành công, nhưng chúng ta lại thiếu sự đầu tư cho liên hoan ảnh khu vực. Năm nay tôi làm chủ khảo Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên lần thứ 29 tổ chức ở Đà Nẵng. Tôi thấy tiếc là Phú Yên chỉ có 4-5 ảnh được chọn triển lãm. Trong khi đó, vùng đất Phú Yên có rất nhiều đề tài, NSNA từ các nơi đến đây chụp ảnh và có được nhiều tác phẩm. Có lẽ anh em mình chưa tập trung đầu tư ở sân chơi khu vực.

 

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lý Hoàng Long (bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng nhà báo Phạm Thị Minh Nguyệt, Phó Tổng biên tập Báo Phú Yên và nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Thanh Xuân. Ảnh: YÊN LAN

 

* Theo anh, nhiếp ảnh Phú Yên còn thiếu những gì và các NSNA cần bồi đắp những gì cho tay nghề?

 

- Ở đây chúng ta có thuận lợi về văn hóa truyền thống địa phương, về phong cảnh... Tuy nhiên, anh em chưa chú ý khai thác đề tài mới lạ mà chỉ tập trung vào những đề tài quá quen thuộc. Và khi gửi tác phẩm tham gia những cuộc thi lớn, chúng ta thiếu chiến lược. Các cuộc thi ảnh bây giờ, trong hàng ngàn bức ảnh, hội đồng giám khảo chỉ chọn vài trăm ảnh; tỉ lệ chọn rất khắt khe. Hiện tại, chúng ta đang thiếu chiến lược để chọn đúng những ảnh mà hội đồng giám khảo đang tìm, chứ không phải chọn ảnh mình thích.

 

Vùng đất Phú Yên là nơi dân nhiếp ảnh đổ về để chụp ảnh. Nếu không có chiến lược, chúng ta sẽ “đụng” những tác giả khác khi dự thi. Ví dụ như anh em nghĩ rằng ảnh lưới đánh cá ở Hòn Yến đẹp, mọi người chụp đẹp, mình cũng chụp đẹp, tại sao mình không gửi dự thi?

 

Nhưng trong hàng trăm bức ảnh đẹp cùng chủ đề, hội đồng giám khảo chỉ chọn 2 bức là hết. Như vậy, chúng ta đang tự loại mình.

 

Tại sao chúng ta không khai thác những lĩnh vực là thế mạnh của địa phương và ít người khai thác? Chúng ta đang thiếu chiến lược gửi tác phẩm dự thi. Thứ hai, Phú Yên mạnh về ảnh đơn nhưng chưa tập trung, làm quen với thể loại ảnh bộ. Đó cũng là điều hơi đáng tiếc. Nếu như trong tương lai, Chi hội Nhiếp ảnh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh hoặc Sở VHTT&DL phối hợp tổ chức tập huấn thì sau đó, tham gia những sân chơi lớn, chúng ta sẽ cọ xát tốt.

 

Khi chấm ảnh, gần như tất cả thành viên hội đồng giám khảo đều đi tìm những tác phẩm mới lạ. Thành ra chúng ta phải khai thác thế mạnh của mình, phải có yếu tố mới lạ. Và nếu chúng ta biết phương pháp làm ảnh bộ thì chắc chắn nhiếp ảnh Phú Yên sẽ lấy lại chỗ đứng trong khu vực.

 

* Ảnh bộ, như tôi hình dung, là kể một câu chuyện bằng hình ảnh. Theo kinh nghiệm của anh, cần kể câu chuyện đó như thế nào để thu hút sự chú ý?

 

- Chưa có nhiều người nắm vững phương pháp làm ảnh bộ. Có những nơi, người ta vẫn hình dung rằng ảnh bộ chỉ là một tập hợp ảnh. Chẳng hạn như bây giờ, làm loạt ảnh Phú Yên nhìn từ trên cao, đó là tập hợp ảnh chứ không phải là một câu chuyện. Còn chẳng hạn như chúng ta đi ra cảng cá, chụp ảnh từ lúc thuyền đánh cá ngừ đại dương cập bến cho đến khi đưa cá vô trong nhà máy. Đó như là một bài văn miêu tả, có mở bài, thân bài, kết luận. Chúng ta làm đúng phương pháp thì sẽ có một bộ ảnh đúng nghĩa. Bên cạnh đó là góc độ khai thác. Chúng ta tạo sự tò mò ở bức ảnh đầu tiên, để hội đồng giám khảo nhìn thấy là phải dừng lại và xem thì chúng ta thành công.

 

* Anh đã nhiều lần đến Phú Yên sáng tác. Vùng đất này mang lại cảm xúc như thế nào cho riêng anh?

 

- Từ những năm 1998-1999, khi mới tập tành đi theo con đường nghệ thuật, tôi đã đến Phú Yên sáng tác ảnh. Anh Dương Thanh Xuân - một người anh - đưa tôi đi chụp ảnh cầu Đà Rằng. Khung cảnh ngày đó đẹp như một bài thơ. Có những lần, tôi đứng ở cầu Đà Rằng nguyên một buổi sáng chỉ để chờ gió lên, chụp ảnh những chiếc thuyền căng buồm. Hình ảnh đó đã đi vào quá khứ, và những bức ảnh thuyền buồm trên sông Ba ngày đó, bây giờ là vô giá.

 

Đến Phú Yên, tôi đã đi nhiều nơi. Mỗi lần trở lại, cảm xúc như là mới đến lần đầu, vẫn thấy đẹp, nên thơ. Đương nhiên càng về sau, đi nhiều, chụp nhiều thì mình sẽ khắt khe với bản thân hơn. Mình bấm máy ít lại. Nhưng chỉ cần đến đó và tận hưởng không gian đó cũng đã là một điều hạnh phúc.

 

* Xin cảm ơn anh!

 

NSNA Lý Hoàng Long sinh năm 1965, người Đà Lạt. Anh từng làm thiết kế đồ họa, quảng cáo trước khi cầm máy. Đến với nhiếp ảnh muộn hơn đồng nghiệp, song NSNA Lý Hoàng Long gặt hái thành công rực rỡ. Anh đã nhận hơn 350 giải thưởng, phần lớn là giải thưởng quốc tế (từ năm 2001, anh được phân công làm giám khảo các cuộc thi trong nước nên không gửi ảnh tham gia các sân chơi này). Năm 2004, NSNA Lý Hoàng Long được Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế (FIAP) phong tước hiệu Nghệ sĩ xuất sắc (E.FIAP). Năm 2007, anh được Hội NSNA Việt Nam (VAPA) phong tước hiệu Nghệ sĩ xuất sắc (E.VAPA).

 

YÊN LAN (thc hin)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek