Từ tối 17 đến sáng 20/5, Nhà Văn hóa Diên Hồng luôn đầy ắp lời ca, tiếng hát và những tràng vỗ tay của khán giả. Làm nên điều đó là những người lính của vùng duyên hải miền Trung trong hội diễn Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 5 -2008 (khu vực II), nhân kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Bác Hồ kính yêu.
Tiết mục mở màn hội diễn của Đoàn nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên. Ảnh: X.HIẾU |
ĐA DẠNG SẮC MÀU
Tiết mục mở màn được dàn dựng rất tráng lệ, công phu, tạo ấn tượng mạnh, góp phần vào sự thành công của hội diễn lần này là hát múa Ngày hội quê tôi (Sáng tác NSƯT Thanh Hải) của đoàn chủ nhà Phú Yên. Các vị giám khảo nhận xét: Tác phẩm đạt trình độ chuyên nghiệp, hoành tráng, xứng đáng là tiết mục mở màn.
Không chỉ đơn vị chủ nhà, mà hầu hết các đơn vị tham gia hội diễn đều sử dụng thể loại hát múa để mở đầu và kết nhằm tạo “khung” cho chương trình dự thi của mình. Trong đó, phổ biến là hình thức liên khúc, tổ khúc hát múa đạt chất lượng nghệ thuật cao. Nếu như Sư đoàn 315 có Giữ mãi niềm tin, thì Quảng Nam có Quê ta đời đời ơn Đảng, Đà Nẵng có Bác đang cùng chúng cháu hành quân…
Bên cạnh hát múa, phần ca được các đoàn chú trọng và thể hiện qua nhiều hình thức, như đơn ca, song ca, tốp ca, hợp ca… Ngoài những giọng ca đã được khẳng định qua phong trào văn hoá văn nghệ của lực lượng vũ trang quân khu, như Đỗ Quyên (Đà Nẵng), Kim Anh (Sư đoàn 315)… còn xuất hiện nhiều gương mặt mới, đầy triển vọng, nhất là giọng ca nam.
Múa là một thể loại khó, nhưng với nhiều hình thức, đề tài phong phú, đa dạng và được đầu tư dàn dựng công phu nên đoàn nào cũng tạo được điểm nhấn cho chương trình. Nổi trội hẳn là hình thức múa đương đại về đề tài lực lượng vũ trang và truyền thống cách mạng. Nhiều tiết mục đạt đẳng cấp chuyên nghiệp, như Niềm tin của Phú Yên, Ánh lửa Sông Hàn của Đà Nẵng, Sức trẻ sư đoàn của Sư đoàn 315, Những lá thư cuối cùng của Sư đoàn 305… Tuy chưa thật xuất sắc, nhưng tiết mục Đường hầm sắc xuân của Lữ đoàn công binh 270, sử dụng ngôn ngữ hip hop đã tạo sự sôi động, gần gũi với giới trẻ.
Loại hình khí nhạc xuất hiện không nhiều trong hội diễn, nhưng mỗi khi xuất hiện là gặt hái thành công, chiếm được cảm tình của khán giả. Nổi bật là hòa tấu đàn đá, kèn đá Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh của đoàn Phú Yên. Khi âm thanh độc đáo của hai loại nhạc cụ này vang lên đã cuốn hút, lôi cuốn khán giả đến mức… vỗ nhịp hòa ca. Và nếu như Phú Yên có đàn đá, kèn đá kết hợp thì Ninh Thuận, cái nôi của văn hóa Chăm, có kèn Saranai, trống Ginăng trong Niềm vui của lính. Nhiều tiết mục khí nhạc khác không hề thua chị kém em như hoà tấu Trống hội đua tài (Cục Hậu cần), Suối đàn quê hương (Khánh Hòa), Sông Đăk Rông mùa xuân về (Bộ Tham mưu).
Thật thiếu sót nếu không nhắc đến một loại hình nghệ thuật tương đối khó với lực lượng quần chúng nhưng vẫn được các đoàn khai thác sử dụng và có thể xem là “điểm sáng” của hội diễn, đó là kịch nói, kịch dân ca khu 5, ca cảnh. Với tài diễn xuất của diễn viên, ngón nghề của đạo diễn và tác giả kịch bản (hầu hết là không chuyên), thông qua các câu chuyện hằng ngày, một số màn hát, vở diễn đã phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của người lính, vừa rất gần gũi với đời thường vừa không kém phần ý nhị, sâu sắc. Có thể kể, như Trước giờ ra trận (Quảng Ngãi), Sự tích những đường lê (Quảng
NHIỀU LẮNG ĐỌNG
Theo đánh giá của ban tổ chức, hội diễn đã thành công tốt đẹp như mong đợi, trong đó có phần đóng góp tích cực của đơn vị đăng cai. 115 tiết mục của hội diễn là 115 tác phẩm nghệ thuật chọn lọc, được đầu tư dàn dựng công phu. Trừ 30 tiết mục loại B, còn lại đều là loại A. “Nhìn chung các chương trình trong từng khối tương đối đồng đều, đạt chất lượng cao. Nhiều chương trình có chiều sâu tư tưởng, khai thác những lĩnh vực nhạy cảm thuộc về đạo lý, đời sống tình cảm, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt
LAN VY