Nghề múa rối đã có mặt trên thế giới từ xa xưa. Nhưng riêng múa rối nước thì cho đến nay chỉ riêng ở Việt
Nét quê trong múa rối nước |
NÉT RIÊNG CỦA MÚA RỐI NƯỚC VIỆT
Trên thế giới có rất nhiều loại rối: Rối que, rối dây, rối bóng, rối nộm, rối mặt nạ, rối người… Người ta dùng những phương tiện, vật liệu sẵn có trong thiên nhiên để tạo thành và điều khiển một con rối sinh động như một diễn viên trên sân khấu nước.
Con rối, bản thân nó đã là một tác phẩm điêu khắc. Nhờ gỗ sung dẻo và quánh nên người xưa đã chọn để đẽo thành con trò, thúc sưởi sấy đẩy hết nhựa ra, phết phần sơn thếp, tô màu dân gian. Lúc đầu con rối trắng toát, người ta hóa trang rất mộc mạc và tạo ra con trò đơn giản. Con rối phải ngâm dưới nước để một thời gian sau không bị ngấm nước mới đem ra sử dụng được. Sơn thếp có tác dụng giữ cho gỗ được lâu và không bị ngấm nước.
Những người nông dân làm lúa nước ở Việt
Rối nước Việt khác với tất cả các loại múa rối trên thế giới, là lấy nước làm sân khấu, giấu đi kỹ thuật biểu diễn. Nước trở thành một nhân vật trong nghệ thuật này. Người xem không thể biết những gì xảy ra dưới đáy nước. Cái giỏi của người nghệ sĩ sáng tạo ra nghệ thuật này là tính được độ nổi trên mặt nước, làm sao thắng được lực đẩy của nước để con trò sống trên mặt nước một cách sinh động. Họ bố trí ngầm hết tất cả hệ thống các dây, gậy, cọc... Các cụ thời xưa không phổ biến nghề cho con gái vì con gái đi lấy chồng thì lại lộ nghề sang các phường nghề khác. Thế nhưng mỗi phường lại có một mảng trò riêng.
Ở Trung Quốc có rối nước nhưng rối của họ đứng trên bè. Ở Nhật Bản, khi biểu diễn họ đứng trong thùng. Còn nghệ sĩ rối nước Việt
Tập múa rối nước |
CHUYÊN NGHIỆP HÓA MÚA RỐI NƯỚC
Năm 1987, múa rối nước chuyên nghiệp chính thức diễn một đêm trọn vẹn tại Paris (Pháp). Kể từ đó, rối nước Việt đi khắp thế giới. Người Pháp gọi nghệ thuật múa rối nước nước ta là “linh hồn của đồng ruộng Việt
Khi mới bắt đầu, người ta liên kết các trò lại tạo thành tích trò, có tình huống, cảnh huống để có va đập nhẹ, có diễn giải, tạo thành vở diễn nhỏ. Nhưng bị thất bại. Nếu như chèo thì “có tích dịch nên trò”, còn ở múa rối thì là “trò gò vào tích”. Đến năm 1993, lần đầu tiên, rối nước Việt Nam thể hiện một vở với nội dung khá hoàn chỉnh là “Truyền thuyết Liaki”, biểu diễn tại TP Hồ Chí Minh, chiếm được cảm tình lớn của khán giả trong và ngoài nước. Sau đó, những vở “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, “Trê - Cóc”... lần lượt được xây dựng và biểu diễn, gặt hái được nhiều thành công. Gần đây nhất là vở “Hồn quê” đã đạt được huy chương vàng trong Liên hoan Múa rối quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội đầu năm 2007.
Đi đầu trong biểu diễn nghệ thuật múa rối nói chung, múa rối nước nói riêng ở Việt
NGÔ NGỌC TRANG