Một trong những cây đại thụ của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam, Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thịnh đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 88, để lại sự nuối tiếc về một người diễn viên bậc thầy luôn tận tụy, gắn chặt với những vai diễn hồn hậu, mộc mạc mang tính biểu tượng của cả một thế hệ.
Nghệ sĩ Trịnh Thịnh (trái) trong Vợ chồng A Phủ - Nguồn: ĐAVN
Theo thông tin từ gia đình, nghệ sĩ Trịnh Thịnh đã qua đời sáng 12/4 tại Hà Nội.
Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thịnh tên thật là Trịnh Văn Thịnh, sinh năm 1927 tại Hà Nội.
Tuy không được đào tạo bài bản về diễn xuất nhưng với vốn sống phong phú, năng khiếu và sự khổ luyện, nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thịnh là một trong những cái tên kỳ cựu nhất của nền điện ảnh Việt Nam.
Sinh thời, ông thường được các đạo diễn mời đóng những vai các cụ già quê mùa hoặc những nhân vật mang đậm dấu ấn của làng quê nông thôn Việt
Ông bắt đầu bén duyên với điện ảnh vào khoảng năm 1954 với vai trò là diễn viên lồng tiếng.
Năm 1956, đạo diễn Phạm Kỳ
Sau đó, ông liên tục xuất hiện trên màn bạc với sự biến hóa linh hoạt trong nhiều vai diễn: Khi là một lão thuyền chài cả đời u uất trong Lời nguyền một dòng sông; có lúc, ông lại là một ông phó chủ tịch huyện háo danh trong Thị trấn yên tĩnh.
Bên cạnh đó, Trịnh Thịnh cũng tỏ ra rất có duyên với những vai hài, diễn mà như không diễn, trong đó đáng kể nhất là vai ông nội Bờm trong Thằng Bờm.
Đặc biệt, vai diễn ông Củng trong phim Vợ chồng anh Lực đã trở thành “biệt hiệu” riêng của nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thịnh trong lòng công chúng.
Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thịnh được trao tặng giải thưởng Bông Sen Vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc gia lần thứ 8 (1988) với vai diễn ông phó chủ tịch huyện trong phim Thị trấn yên tĩnh và vai ông nội Bờm trong phim Thằng Bờm.
Ông được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân vào năm 1997. Bộ phim cuối cùng ông tham gia diễn xuất là phim Tết này ai đến xông nhà (ra rạp năm 2002) của đạo diễn Trần Lực.
Theo Vietnam+