Nói đến nước Anh, người ta thường nói đến những tác phẩm còn mãi với thời gian của đại thi hào William Shakespeare cuối thế kỷ XVI, những bản nhạc đi sâu vào lòng người của nhóm nhạc “tứ quái” The Beatles ở thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX. Còn hiện tại ở thế kỷ XXI, chúng ta biết thêm về nước Anh, với một “gánh xiếc” nổi tiếng mang tên đội tuyển bóng đá Anh.
![]() |
Những ngôi sao của tuyển Anh không đóng tròn vai ở World Cup 2010. |
Tôi không phải là người hâm mộ cuồng nhiệt của đội bóng “Tam sư” đến mức suốt ngày ngêu ngao ca khúc “You’ll never walk alone” (Bạn sẽ không bao giờ cô đơn) như cách mà hầu hết người hâm mộ của CLB Liverpool và một bộ phận không nhỏ các cổ động viên của đội bóng xứ sở sương mù vẫn hát vang bốn góc khán đài mỗi khi đội tuyển quốc gia của họ thi đấu. Và tôi cũng chẳng phải là một cổ động viên đối lập của đội tuyển “Tam sư” để suốt ngày tìm kiếm những khuyết điểm của họ để dè bỉu. Nói cách khác tôi chỉ là một cổ động viên trung lập không hơn không kém. Nhưng sau những gì Ronooy và các đồng đội của anh thể hiện tại World Cup 2010, những người yêu bóng đá và những người biết đến đội tuyển Anh đều có chung một nhận định họ chỉ là một tập thể thường thường của châu Âu mà thôi.
Tôi không nhớ rõ đây là lần thứ bao nhiêu, những người đang sống ở quê hương của môn thể thao vua đặt kỳ vọng vào đội tuyển quốc gia của họ tại các kỳ World Cup hay Euro, nhưng điều tôi nhớ rõ nhất về tập thể này không gì khác ngoài hai từ… thất bại. Xét về mức độ tên tuổi, tiền thưởng, “xế hộp” đắt tiền, bạn gái là những người mẫu nổi tiếng, những cái tên như Rooney, Lampard, Gerrard, Asley Cole… vượt trội nếu so với đa số những đồng nghiệp khác tại World Cup 2010. Và dường như đó lại là đề tài hấp dẫn để giới truyền thông xứ sở sương mù khai thác triệt để, thay vì ủng hộ tối đa HLV Capello và đội bóng của ông chuẩn bị tranh tài tại giải bóng đá mà họ chỉ một lần lên ngôi vô địch cách đây 44 năm. Còn nhớ, trước khi tập trung chuẩn bị cho World Cup 2010 cả nước Anh rúng động bởi chuyện không đâu vào đâu, xoay quanh chuyện “tòm tem” giữa đội trưởng Terry và hậu vệ Wayne Bridge với một cô người mẫu nào đó. Kết quả hậu vệ
Thế nhưng, khác với vẻ hào nhoáng bên ngoài sân cỏ, thử xem Rooney và các đồng đội của anh đã làm được những gì tại giải bóng đá mà họ luôn đặt mục tiêu là vô địch. Công “cùn”, thủ tệ và rời cuộc chơi bằng một trận thua kinh hoàng trước đối thủ nhiều duyên nợ như đội tuyển Đức. Nói như nhân vật Hamlet trong vở kịch nổi tiếng cùng tên của William Shakespeare: “Tồn tại hay không tồn tại” (To be or not to be), có lẽ đội tuyển Anh chỉ tồn tại bởi những cái tên trong đội hình, chứ chưa bao giờ tồn tại mỗi khi họ tranh tài tại giải bóng đá lớn nhất hành tinh kể từ năm 1966 - năm đội tuyển Anh vô địch!
THANH PHONG