HLV ở V-League vẫn là những người bị “ngược đãi” nhiều nhất, khi họ không chỉ là thành tố “rẻ” nhất khi các ông chủ bỏ tiền ra xây một đội bóng, mà còn chưa được nhìn nhận tương xứng với vai trò của mình.
Dù chưa thành công, nhưng với HLV Ricardo, ĐTLA vẫn trung thành với HLV Bồ Đào Nha
TRIẾT LÝ TRUNG THÀNH
Khi Đồng Tâm Long An mời về Ricardo Formosinho, họ cũng nhấn mạnh tới chi tiết ông ấy là trợ lý của Mourinho tại Porto 5 năm về trước, và cũng tổ chức một lễ ký kết có sự hiện diện của truyền thông, nhưng yếu tố PR (làm thương hiệu) ở đây không phải là tối quan trọng. “Gạch” không PR theo cách thuê một ngôi sao thế giới nhưng bị què chân kiểu XM.Hải Phòng với Denilson. Họ muốn tiếp tục một truyền thống của CLB đã được gây dựng kể từ khi nó xuất hiện ở V-league: trung thành với việc sử dụng HLV người Bồ Đào Nha. Nhưng sự mỏng manh và rủi ro của nó lại nằm ở chỗ: tự bản thân yếu tố quốc tịch không bao giờ làm nên thành công trong bóng đá. Việc nhất định phải tìm kiếm được một HLV Bồ Đào Nha trong khi họ không có đủ khả năng để thẩm định năng lực, nên kết quả thường không khả quan.
Hoàng Anh Gia Lai cũng thuộc dạng này, trung thành với các HLV người Thái Lan. Nhưng Thái Lan chỉ là cường quốc số 1 của khu vực về thành tích, về chất lượng cầu thủ, chứ không phải là nơi có nhiều HLV xuất sắc nhất Đông Nam Á. Trên thực tế, ở ĐNA, chỉ có Việt Nam mới coi các HLV Thái Lan là “thầy ngoại” (đồng nghĩa với chất lượng cao) và ở Việt Nam cũng chỉ có đúng Hoàng Anh Gia Lai là tin vào điều đó.
Nhưng dù sao thì ý thức về một truyền thống, về tính bản sắc cho đội bóng như thế cũng là một nỗ lực và là sự tiến bộ so với một mặt bằng ở V-League làm bóng đá theo ngẫu hứng và tư duy khá “thập cẩm”.
TRIẾT LÝ ”VÁI TỨ PHƯƠNG”
XM Hải Phòng là đội bóng điển hình cho trường phái này. Sự thay đổi thể chế (chuyển từ bóng đá quốc doanh sang tư doanh) vẫn chưa chấm dứt một tình trạng là đội bóng ấy có thể đưa bất cứ ai về làm HLV trưởng và cũng có thể chấm dứt công việc của họ bất kỳ lúc nào. Họ đã đưa về từ HLV Nguyễn Văn Dũng, một người không được chính quê hương Nam Định của ông trọng dụng, hay Dominique Fernandez (người Pháp, cựu HLV U23 Lào) cho tới Luis Alberto, Alfred Riedl rồi ông Vương Tiến Dũng. Giữa họ không chỉ không có điểm chung về “nguồn” mà cũng khác biệt về quan điểm, triết lý chiến thuật và lối chơi.
Các đội bóng còn lại cũng không khá hơn, mà chỉ kém hơn về mức độ hay tần suất thay đổi HLV, như Ninh Bình, Hòa Phát Hà Nội, thậm chí cả Bình Dương cũng không phải ngoại lệ.
HỆ QUẢ
HLV ở Việt
Phải chăng vì rẻ mà các ông chủ CLB có thể cư xử với các HLV, người đáng ra phải là quan trọng nhất đối với sự thành bại của một CLB, lại chỉ giống như một món đồ chơi?
Theo TTVH