Thứ Sáu, 04/10/2024 14:38 CH
Đảm bảo nguồn cung và ổn định thị trường dịp tết
Thứ Tư, 05/12/2012 08:00 SA

Mặc dù đã là tháng cuối năm nhưng thị trường hàng hóa chưa thực sự sôi động và chưa có sđt biến về giá, song nhiều mt hàng tiêu dùng thiết yếu, đc biệt là thc phẩm đang trên đà tăng giá 5-20%. Mt smt hàng trong nhóm hàng hóa được Nhà nước hỗ trợ bình ổn giá trong dp tết cũng đã tăng giá. Tuy sức mua không tăng nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chuẩn bnguồn hàng tăng 10-15% đđảm bảo nguồn cung dtrữ và bình ổn thtrưng.

 

gia-ca121205.jpg

Siêu thị Co.opMart Tuy Hòa chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường tết năm nay tăng gần 30% so năm trước - Ảnh: N.XUÂN

SỨC MUA CHƯA ĐƯỢC CẢI THIỆN

 

Tại cuộc họp giao ban thường kỳ tháng 11 do Bộ Công thương tổ chức chiều 3/12 tại Hà Nội, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết: Trong tháng 11, thị trường hàng hóa đã có những hoạt động để chuẩn bị cho dịp lễ, tết cuối năm như Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán... Giá cả hàng hóa nói chung và giá các mặt hàng thiết yếu nói riêng nhìn chung không có biến động lớn, một số mặt hàng trong tháng tăng giá nhẹ do tính mùa vụ như phân bón, lúa gạo, hàng tiêu dùng (hàng may mặc); một số mặt hàng giá lại có xu hướng giảm nhẹ như xăng dầu, thực phẩm... Đáng chúý, nhiều địa phương bắt đầu thực hiện kế hoạch ứng vốn hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán này. Nhiều chương trình khuyến mãi lớn được các doanh nghiệp và các siêu thị triển khai để chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm tết.

 

Theo thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội (tổng mức hàng hóa) tháng 11/2012 đạt 201.577 tỉ đồng, tăng hơn 0,8% so với tháng 10/2012. Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa 11 tháng qua đạt 2.117.897 tỉ đồng, tăng hơn 16,4% so với cùng kỳ 2011.

 

Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) nhận định: Từ cơ cấu cho thấy, khi kinh tế khó khăn, sức mua và lưu chuyển hàng hóa của ngành thương mại tăng trưởng kém (tăng 15,6%), nhưng nhóm dịch vụ du lịch lại có mức tăng tốt hơn (nhóm du lịch tăng 31,3%; dịch vụ tăng 18,6-18,7%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ 11 tháng chỉ tăng 6,3%.

 

CAM KẾT ĐẢM BẢO NGUỒN CUNG

 

Theo Bộ Công thương, đến thời điểm này hầu hết các đơn vị đã thực hiện xong kế hoạch cung ứng hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013. Cùng với đó, không ít các doanh nghiệp, đơn vị đều chuẩn bị kế hoạch cung ứng lượng hàng hóa đầy đủ, thậm chí còn tăng khoảng 20% lượng hàng so với năm ngoái ở tất cả các ngành hàng. Các đơn vị tham gia bình ổn năm nay vẫn tập trung dồn lực chuẩn bị hàng hóa cho nhóm hàng thiết yếu có khả năng chi phối trên 50% nhu cầu thị trường như dầu ăn, đường, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến...

 

Các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường đều dè dặt và lo ngại về sức mua dịp tết năm nay. Hầu hết các đơn vị tham gia bình ổn thị trường đều cam kết đảm bảo nguồn cung với giá cả ổn định, không đểthiếu hàng, tăng giá đột biến trong giai đoạn căng thẳng. Năm nay, tình hình kinh tế khó khăn nên không thể kỳ vọng vào sức mua sẽ tăng lên cao dịp cuối năm. Để đảm bảo ổn định nguồn cung, Bộ Công thương vẫn lên kế hoạch chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ lượng hàng để không xảy ra tình trạng thiếu hụt, đầu cơ tích trữ đẩy giá hàng hóa lên cao một cách bất hợp lý. Đặc biệt, đón bắt nhu cầu người tiêu dùng, một số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước có thương hiệu và uy tín đã và đang phát huy thế mạnh để chiếm lĩnh thị trường và góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng chất lượng và số lượng sản phẩm, cải tiến khâu phân phối.

 

Để ổn định thị trường trong nước tháng cuối năm, Bộ Công thương sẽ tiếp tục khai thác tốt năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường trong nước, củng cố hệ thống phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất nhằm giảm tồn kho và thúc đẩy sản xuất; chủ động đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; triển khai thực hiện tốt thỏa thuận ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau giữa các doanh nghiệp thuộc bộ. Ngoài ra, bộ sẽ tập trung kiềm chế lạm phát, theo dõi sát biến động thị trường thế giới để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu; theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để chủ động và linh hoạt trong điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường, bình ổn giá; thực hiện các chính sách kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng xa xỉ, góp phần kiềm chế nhập siêu. Các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và mậu dịch biên giới; kiểm tra, xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu, an sinh xã hội.

 

UYÊN HƯƠNG (TTXVN)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek