Hơn 11 năm đàm phán, ngày
TƯ DUY MỚI VỀ HỘI NHẬP VÀ WTO
Tổ chức thành công Hội nghị các nền kinh tế APEC - Ảnh: TTXVN
Từ khi chúng ta tiến hành đổi mới đã có nhiều cách hiểu khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế. Qua thực tế của quá trình hội nhập, kể từ khi Việt Nam tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN và ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA) và các hiệp định đa phương với các tổ chức khu vực ASEM, APEC, GMS, cũng như đàm phán để gia nhập WTO, chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình gắn kết nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu. Sự gắn kết này thể hiện ở mức lưu chuyển hàng hóa và các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, từ nhân lực, khoa học công nghệ đến phương tiện sản xuất, tiêu dùng. Nền kinh tế Việt
Tham gia WTO, chúng ta có điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới để phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu là thống nhất nhận thức của toàn xã hội. Rằng, hội nhập là xu thế khách quan, Việt Nam muốn sớm thoát khỏi nước nghèo thì phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện lịch sử mới, chủ động, tích cực hội nhập như Đại hội X của Đảng đã chỉ ra là “phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Muốn chủ động, tích cực hội nhập, khi gia nhập WTO thì việc đầu tiên cần làm là nắm vững “luật chơi”, đó là những nội dung cơ bản, các quy định cơ bản của WTO, những cam kết về mở cửa thị trường, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, nhất là về giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi quan thuế, quy tắc ứng xử, luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế. Cũng cần thấy những tác động, ảnh hưởng tích cực và cả những ảnh hưởng, tác động xấu của quá trình hội nhập đối với kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa. Bởi vì tham gia WTO thuận lợi và khó khăn luôn đồng hành, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, do đó cần xác định một thái độ đúng, không lạc quan quá mức vào WTO thì sẽ nhanh giàu cũng như không bi quan, lo lắng quá, sợ thua ngay ở sân nhà. WTO là một “sân chơi” bình đẳng, mọi thành viên đều bình đẳng về “luật chơi”, tùy từng đối tác mà có “cách chơi” phù hợp. Sự khôn ngoan là ở chỗ tìm ra “cách chơi chung” cũng như “cách chơi riêng” với các đối tác để các bên đều thắng.
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH, PHÁT TRIỂN KINH TẾ HƯỚNG MẠNH SANG XUẤT KHẨU
Gia nhập WTO - dấu ấn hội nhập kinh tế của VN trong năm 2006 -Reuters
Việc mở cửa thị trường để các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp và sản xuất hàng hóa trong nước. Đồng thời, cũng tạo những điều kiện mới cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trước hết phải nói đến là các doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp của Việt
Xuất phát từ nhu cầu thị trường và các ngành, các lĩnh vực ưu tiên phát triển, các doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển trên cơ sở tự xác định lợi thế và khó khăn của mình mà tổ chức lại sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản trị, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu và giữ chữ tín trong quan hệ kinh doanh, với khách hàng. Các doanh nghiệp cần nắm lấy thời cơ hội nhập mới mà phát triển như tìm cách tiếp cận các đối tác và thị trường quốc tế, hợp tác chặt chẽ với nhau, chia sẻ kinh nghiệm, vốn, hỗ trợ thông tin để phát huy lợi thế cạnh tranh.
Trong tiến trình đổi mới, chúng ta đã tập trung phát triển kinh tế hướng mạnh sang xuất khẩu. Kết quả thu được rất to lớn, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế hơn mười năm qua. Để hội nhập sâu, rộng hơn sau khi gia nhập WTO, chúng ta cần nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế về hàng hóa và dịch vụ. Theo đó cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, tập trung mọi nguồn lực phát triển các ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh để hướng vào xuất khẩu như chế biến nông lâm thủy sản, dệt may, giày da (sử dụng nhiều lao động)…, khuyến khích các mặt hàng có hàm lượng công nghệ, chất xám cao như điện tử, tin học và chế biến thực phẩm, dược phẩm.
Năm 2006, Việt Nam đạt được nhiều đỉnh cao trong hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, xác lập được vị thế mới trên thị trường quốc tế, tạo ra những điều kiện mới để phát triển kinh tế, văn hóa, hội nhập toàn diện, sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu. Năm 2007 sẽ là năm Việt
PHẠM VĂN KHÁNH