Thứ Năm, 28/11/2024 17:43 CH
Xóa bỏ lò gạch thủ công tại Đông Hòa:
Còn nhiều vướng mắc
Thứ Hai, 24/09/2012 14:00 CH

Huyện Đông Hòa là nơi có nhiều lò gạch ngói thủ công nhất tỉnh. Địa phương này đang triển khai xóa bỏ các lò gạch thủ công theo chỉ thị của UBND tỉnh nhưng còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết.

 

gach120924.jpg

Sản xuất gạch, ngói thủ công tại huyện Đông Hòa - Ảnh: N.XUÂN

BỎ THÌ THƯƠNG, VƯƠNG THÌ NỢ

 

Trên địa bàn huyện Đông Hòa có hơn 80 hộ dân và 1 HTX sản xuất gạch ngói thủ công, tập trung ở hai xã Hòa Vinh và Hòa Hiệp Trung. Theo UBND huyện, những năm qua, công tác quản lý sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò thủ công còn nhiều bất cập, gây lãng phí tài nguyên đất nông nghiệp, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và sản xuất nông nghiệp. Các lò gạch này tồn tại đã lâu, đang giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương với mức thu nhập từ 2,5-3 triệu đồng/người/tháng. Do vậy, việc xóa bỏ các lò gạch thủ công đã làm nhiều hộ dân lâu nay vẫn sống bằng nghề này băn khoăn. Ông Nguyễn Hòa ở thôn Phú Hiệp 1, xã Hòa Hiệp Trung, một người đã có hơn 30 năm sản xuất gạch thủ công, bày tỏ: Cả nhà tôi 6 người đều theo nghề làm gạch truyền thống. Lò gạch của gia đình cũng tạo việc làm cho 5 lao động khác với thu nhập gần 3 triệu đồng/tháng. Nếu bỏ lò gạch, gia đình tôi và số lao động này sẽ rất khó khăn, không biết làm gì. Tôi nghĩ mãi nhưng không tìm được hướng để chuyển đổi nghề.

 

Toàn tỉnh có hơn 310 lò gạch thủ công với sản lượng 176,80 triệu viên/năm. Theo Chỉ thị 22/2011/CT-UBND, đến hết năm 2014, tại Phú Yên không còn lò gạch thủ công; đầu năm 2015, nếu các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công tồn tại thì sẽ bị cưỡng chế. Các ngành chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân chuyển đổi nghề nghiệp; ưu tiên đào tạo nghề cho số lao động bị mất việc; ưu tiên giới thiệu địa điểm để xây dựng cơ sở mới theo công nghệ tiên tiến, đồng thời có ưu đãi về thuế cho các đơn vị này.

BỎ THÌ THƯƠNG, VƯƠNG THÌ NỢ

 

Trên địa bàn huyện Đông Hòa có hơn 80 hộ dân và 1 HTX sản xuất gạch ngói thủ công, tập trung ở hai xã Hòa Vinh và Hòa Hiệp Trung. Theo UBND huyện, những năm qua, công tác quản lý sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò thủ công còn nhiều bất cập, gây lãng phí tài nguyên đất nông nghiệp, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và sản xuất nông nghiệp. Các lò gạch này tồn tại đã lâu, đang giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương với mức thu nhập từ 2,5-3 triệu đồng/người/tháng. Do vậy, việc xóa bỏ các lò gạch thủ công đã làm nhiều hộ dân lâu nay vẫn sống bằng nghề này băn khoăn. Ông Nguyễn Hòa ở thôn Phú Hiệp 1, xã Hòa Hiệp Trung, một người đã có hơn 30 năm sản xuất gạch thủ công, bày tỏ: Cả nhà tôi 6 người đều theo nghề làm gạch truyền thống. Lò gạch của gia đình cũng tạo việc làm cho 5 lao động khác với thu nhập gần 3 triệu đồng/tháng. Nếu bỏ lò gạch, gia đình tôi và số lao động này sẽ rất khó khăn, không biết làm gì. Tôi nghĩ mãi nhưng không tìm được hướng để chuyển đổi nghề.

 

Còn ông Lương Văn Thông ở thôn Phú Hiệp 1, xã Hòa Hiệp Trung, trăn trở: Nghề làm gạch ngói cũng chỉ đắp đổi qua ngày thì vốn liếng đâu mà đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại? Nếu xóa bỏ lò gạch thủ công, Nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân học nghề khác để kiếm sống hoặc cho vay vốn để những người quyết tâm theo nghề có thể chuyển đổi công nghệ, sản xuất gạch theo quy trình hiện đại. Như vậy, người dân vừa có thể đảm bảo được cuộc sống, vừa làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương.

 

Tuy nhiên, để đầu tư một lò gạch hiện đại cũng không đơn giản. Việc tiêu thụ lại càng khó khăn hơn bởi lâu nay nhiều gia đình vẫn quen sử dụng loại gạch thủ công, giá thấp. Theo ông Thông, vốn đầu tư một dây chuyền sản xuất gạch theo công nghệ hiện đại không dưới 10 tỉ đồng. Nếu phải vay ngân hàng thì lãi suất sẽ “đội” giá thành sản phẩm; sản phẩm làm ra khó cạnh tranh với các dòng gạch cùng loại. Thêm vào đó, những người làm gạch thủ công trước nay chỉ quen sản xuất nhỏ, làm được mẻ nào tiêu thụ mẻ đó; không bán hết thì tạm dừng đốt lò. Nay nếu dồn hết tài sản đầu tư xây dựng cơ sở có công suất lớn, nếu gạch bị tồn, chắc chắn sẽ thua lỗ. Thêm vào đó, nếu đầu tư công suất lớn thì phải có nguyên liệu dồi dào, ổn định, trong khi nguồn đất sét đang dần cạn kiệt, các thủ tục xin mở mỏ đất sét rất khó khăn… Do vậy, việc đầu tư công nghệ sản xuất gạch ngói hiện đại làm đau đầu nhiều cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công ở huyện Đông Hòa hiện nay.

 

CẦN MỘT KHU SẢN XUẤT TẬP TRUNG

 

Theo ông Huỳnh Ngọc Sương, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Hòa: Huyện đã có chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công từ lâu nhưng đến nay mới được triển khai. Mục tiêu của địa phương là đến năm 2014 sẽ xóa bỏ hoàn toàn các lò gạch thủ công. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc hơn 1.000 lao động sẽ mất việc làm. Do vậy, cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân. Trước mắt, huyện Đông Hòa ưu tiên đào tạo nghề cho số lao động sẽ bị mất việc, đồng thời tạo điều kiện để các cá nhân, đơn vị chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch ngói hiện đại, giảm thiểu khả năng ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, do chưa có kinh phí nên huyện vẫn chưa thể mở lớp đào tạo nghề cho bà con.

 

Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 2/2013, địa phương này sẽ tập trung tuyên truyền và lập cam kết tự nguyện xóa bỏ các lò gạch thủ công; đến cuối năm 2013, các cơ sở sản xuất gạch thủ công ở hai xã Hòa Vinh, Hòa Hiệp Trung sẽ không còn tồn tại. Trong năm 2014, tất cả các lò gạch thủ công còn lại sẽ được xóa bỏ.

 

Ông Huỳnh Ngọc Sương cho biết thêm: Địa phương đã quy hoạch một cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp rộng trên 50ha ở thôn Nam Bình, xã Hòa Tân Đông để đưa các cơ sở sản xuất gạch ngói công nghệ hiện đại vào hoạt động tại đây. Tuy nhiên, do vướng Chỉ thị 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu - cụm công nghiệp, tạm dừng việc bổ sung quy hoạch, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên cả nước nên đề nghị thành lập Cụm công nghiệp Nam Bình không được chấp nhận. Trong khi đó, UBND tỉnh lại không cho sản xuất gạch ngói trong khu dân cư. Hiện vấn đề này vẫn chưa được giải quyết nên địa phương rất khó thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công theo quy định của tỉnh.

  

NGÔ XUÂN

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek