Thứ Tư, 27/11/2024 07:21 SA
Khởi sắc vùng núi Phú Yên
Thứ Bảy, 09/06/2012 18:00 CH

Qua 5 năm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật chất và tinh thần người dân từng bước khởi sắc, tỉ lệ hộ nghèo giảm, trên 90% số hộ sử dụng điện.

 

chinh-sach1120609.jpg

Bà con dân tộc thiểu số phấn khởi khi nước sạch được đưa về buôn - Ảnh: T. HIẾU

Phú Yên hiện có 31 dân tộc anh em thiểu số, chủ yếu là dân tộc Êđê, Chăm, Bana, Tày, Nùng… Trong đó, một bộ phận đồng bào vẫn còn tập quán sống du canh du cư. Để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cho vùng đồng bào thiểu số, UBND tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ như định canh định cư; cấp đất sản xuất, đất nhà ở và nước sinh hoạt; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nước sạch và vệ sinh môi trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các địa phương trong tỉnh đã phối hợp triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh từng bước thay đổi, tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh.

Hiện nay ở các huyện miền núi đã hình thành được các vùng nguyên liệu mía, sắn gắn liền với nhà máy chế biến. Diện tích đất gieo trồng ở các địa phương tăng khoảng 53.000ha, hàng năm cung cấp từ 800.000 đến 1 triệu tấn mía nguyên liệu và từ 180.000-200.000 tấn sắn củ cho các nhà máy. Hiện tổng đàn bò ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 120.000 con, chiếm 60% tổng đàn bò của tỉnh. Điện lưới quốc gia đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Đến nay, tất cả các xã ở khu vực miền núi có điện lưới quốc gia, tỉ lệ hộ dân sử dụng điện đạt trên 90%. Ông Sô Phới ở thôn Suối Cối, xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân cho biết: “Trước đây đàn bò ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 120.000 con, chiếm 60% tổng đàn bò của tỉnh. Điện lưới quốc gia đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Đến nay, tất cả các xã ở khu vực miền núi có điện lưới quốc gia, tỉ lệ hộ dân sử dụng điện đạt trên 90%. Ông Sô Phới ở thôn Suối Cối, xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân cho biết: “Trước đây bà con chỉ biết làm lúa rẫy nên cuộc sống rất vất vả và liên tục bị thiếu đói. Từ khi được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn mọi người cách trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng khoa học vào sản xuất nên kinh tế gia đình dần ổn định. Gia đình tôi nhờ trồng được 4ha mía, sắn mà đã xây dựng được nhà mới, mua xe máy, ti vi…”.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế, những năm qua tỉnh còn quan tâm chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. 100% xã trong tỉnh được phủ sóng phát thanh truyền hình, có điểm bưu điện văn hóa, hệ thống thông tin liên lạc thông suốt; 98 nhà văn hóa thôn, buôn được xây dựng tạo điều kiện cho đồng bào có nơi sinh hoạt cộng đồng. Tất cả các xã miền núi đều có trường, lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở; các huyện miền núi đều có trường dân tộc nội trú, một số cụm xã có trường bán trú dân nuôi… Nhờ vậy, con em đồng bào dân tộc thiểu số được đến trường; tỉ lệ học sinh tiểu học ra lớp đạt 95%, học sinh trung học cơ sở đạt 80%, cấp phổ thông trung học đạt 47%. Đến nay, ba huyện miền núi của tỉnh là Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân đã cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục. Theo ông Ma Đoan, Trưởng buôn La Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, nhờ sự quan tâm của Nhà nước mà trường học xây dựng khang trang, con em đồng bào không phải đi học xa như trước kia nữa.

Không chỉ quan tâm phát triển kinh tế, xã hội, tại các xã miền núi, công tác củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cũng được đặt lên hàng đầu. Hiện tất cả thôn, buôn của các xã miền núi đều có chi bộ Đảng với khoảng 1.200 đảng viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 5,3% tổng số đảng viên toàn tỉnh. Việc xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước, quy chế dân chủ cơ sở có nhiều tiến bộ. Nhận thức của cán bộ đảng viên, nhân dân vùng miền núi về các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được nâng lên rõ rệt. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng miền núi được đẩy mạnh; nhiều thôn, buôn được công nhận thôn, buôn văn hóa; bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được bảo tồn và phát huy.

Ông Phan Hữu Đại, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nhận xét: Thời gian qua, đời sống vật chất, tinh thần của người dân miền núi đã có nhiều thay đổi, tốc độ phát triển kinh tế đạt khá… Tuy nhiên, thời gian đến, vẫn cần đầu tư, định hướng để khu vực miền núi phát triển nhanh, bền vững và ổn định hơn. Các cơ quan có liên quan cần tiếp tục hướng dẫn bà con đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động; giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 4-5%/năm…

TUYẾT HƯƠNG

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek