Giữa dân và nhà đầu tư, đặc biệt là một chuyên gia nước ngoài được mô tả là... rất nóng tính, đã “động chân động tay” với nhau nhiều lần và đã có người bị thương.
“NỒI CƠM” CỦA CẢ HAI
Phó Chủ tịch UBND xã An Hải Ngô Văn Yêm cho biết: Vùng biển gần hòn Lao Mái Nhà (xã An Hải, huyện Tuy An) là khu vực chong mành tôm “truyền thống” của ngư dân thôn Phước Đồng. Người ta tính trung bình mỗi vụ chong mành tôm hùm (kéo dài từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 2, tháng 3 năm sau), mỗi thuyền kiếm được trên dưới 100 triệu đồng. “Đặc biệt ở vùng cách gành của Lao Mái Nhà khoảng 200m trở lại là nơi “tụ hội” của tôm hùm giống. Đây cũng là vị trí mà khi có gió mạnh cấp 7, cấp 8, bà con vẫn làm ăn được” – ông Yêm cho biết. Chính vì vị trí “ngon ăn” như vậy nên trước đây trong nội bộ ngư dân cũng thường xảy ra tranh chấp. Nhưng kể từ năm 2004 đến nay, UBND xã An Hải đã chia khu vực này (rộng tổng cộng khoảng 1ha) thành 7 vùng, giao cho 70 hộ bốc thăm quản lý khai thác hàng năm.
Vùng biển thuộc khu vực Lao Mái Nhà, nơi có sự tranh chấp giữa dân và nhà đầu tư nuôi trồng hải sản - Ảnh: K.Duy
Giữa năm 2005, Công ty TNHH liên doanh An Hải (gọi tắt là Cty An Hải) đã xin đầu tư nuôi trồng hải sản ở vùng biển Lao Mái Nhà với diện tích vùng nuôi là 199ha, hai vùng ươm giống mỗi vùng 0,5ha. Đến ngày
NHỮNG PHẢN ỨNG TIÊU CỰC
Cũng theo lời ông Yêm, địa phương mới thỏa thuận sơ bộ với Cty An Hải về địa điểm của khu A2 và biết dân phản ứng mạnh nên để đảm bảo quyền lợi hai bên, UBND xã đã có công văn gởi UBND tỉnh và các ngành chức năng đề nghị không thống nhất địa điểm của khu A2, đề xuất đưa luôn vào khu nuôi trồng rộng 199ha của công ty. Trong văn bản thỏa thuận địa điểm xây dựng của UBND tỉnh ban hành ngày 14-8-2006 có ghi: khu ươm giống A2 có giới cận phía bắc giáp Lao Mái Nhà 150m, nhưng kèm theo yêu cầu nhà đầu tư phải liên hệ với sở, ngành chức năng và địa phương xác định ranh giới từng khu trước khi lập dự án. Ông Yêm thẳng thắn: “Trong khi việc đi thực địa chỉ mới được tiến hành vào ngày 8/9/2006 và chúng tôi một lần nữa ý kiến rằng không đồng ý với vị trí của khu vực A2 cách cù lao 150m vì ảnh hưởng đến việc làm truyền thống của người dân, cho biết sẽ kiến nghị lên cấp trên để điều chỉnh, thì Cty An Hải đã tiến hành xây dựng khu A2 và thả nuôi từ tháng 6/2006. Điều này làm người dân bức xúc thêm và họ đã có những phản ứng tiêu cực”.
Trong đơn báo cáo gởi UBND xã An Hải ngày 3-8, Tổng Giám đốc Cty An Hải, ông Aleksandr Rogatnykf (thường gọi là Alex) nêu: “Trong mấy ngày gần đây, mỗi ngày có khoảng 10-15 thuyền câu cá gần lồng của chúng tôi. Họ cho ghe đi xen kẽ các lồng cá, lưỡi câu dính vào lồng làm lồng bị rách lỗ, làm cá lớn ra khỏi lồng và ngư dân câu cá của chúng tôi. Những ghe thuyền của ngư dân còn làm lồng cá con bị xáo động và chết. Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu ngư dân đi nơi khác câu cá nhưng không ai chịu đi...”.
Sự việc ngày càng diễn biến phức tạp. Trong khi người dân tiếp tục vi phạm và chính quyền xã An Hải đang tìm cách giải quyết, thì phía Cty An Hải cũng đã có những phản ứng không hay. Trong sổ tay của ông Nguyễn Kim Đồng, Trưởng thôn Phước Đồng, ghi rõ: Ngày 5/8, xảy ra xô xát và ông Alex đã đánh ngư dân Phạm Văn Diệu; Ngày 6/8, bà con cho biết ông Alex đã làm chìm thuyền ông Võ Văn Lướt, suýt làm chìm thuyền ông Nguyễn Văn Tém dù trên thuyền có cháu bé 4 tuổi con ông Tém; Ngày 8/8, giữa ông Alex và ông Lê Văn Tâm xảy ra xô xát, hậu quả ông Tâm bị ngạnh lưỡi câu đâm lút tay, chảy máu, phía ông Alex phải chi tiền để chữa trị và tiêm thuốc ngừa; Ngày 21/9: xảy ra xô xát giữa ông Alex và ông Nguyễn Văn Thanh... Theo nhiều bà con, ông Alex là một người rất nóng tính và hay “động tay động chân”. Thậm chí, theo ông Nguyễn Kim Đồng, trong khi giải quyết một vụ việc xô xát với ông Nguyễn Văn Tém tại nhà ông, ông Alex đã thốt lên (qua phiên dịch) rằng: “Nếu tao không nghĩ thằng bé trên thuyền thì tao đã giết thằng lớn rồi!”
Những vụ xô xát ở vùng biển gần Lao Mái Nhà giữa ngư dân và nhà đầu tư nuôi trồng hải sản tạm lắng trong thời gian gần đây sau khi được chính quyền thôn và xã khuyên giải. Tuy nhiên, bên cạnh giáo dục ý thức người dân, theo chúng tôi, xã An Hải cũng như các sở, ngành có chức năng cần có giải thích rõ với nhà đầu tư, yêu cầu thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về đầu tư vì cho đến nay, việc giao diện tích mặt nước cho công ty này vẫn chưa chính thức.
QUỐC KHƯƠNG – KHẮC NHO