Bên lề phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), báo chí đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh về những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân. Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết:
Luật Thuế thu nhập cá nhân của các nước về cơ bản là theo nguyên tắc có thu nhập là phải nộp thuế. Tuy nhiên, ở Việt
* Thưa Bộ trưởng, nghĩa là đến năm 2009, luật mới có hiệu lực. Vậy những quy định mà chúng ta đặt ra tại thời điểm này đến lúc đó có còn phù hợp, nhất là sự trượt giá của đồng tiền Việt
- Những quy định về mức chịu thuế, giảm trừ gia cảnh trong luật đã tính đến thời điểm năm 2009. Hiện nay tiền lương tối thiểu là 450.000 đồng/tháng, nếu theo lộ trình cải cách tiền lương thì lương tối thiểu năm 2009 sẽ vào khoảng 700.000 đồng/tháng, cố gắng lắm thì được 1 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập trung bình, tính theo hệ số 2,34 thì sẽ là 2,3 – 2,4 triệu đồng/tháng.
Nhân viên thuế hướng dẫn kê khai thuế thu nhập cá nhân - Ảnh: SGGPO
Còn nếu tính theo điều tra xã hội học, số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2005 mức thu nhập bình quân của nhóm có thu nhập tương đối cao là 1,55 triệu đồng/tháng. Cộng với tăng trưởng kinh tế và trượt giá khoảng 16,5%/năm thì đến năm 2009, mức thu nhập trung bình của nhóm là khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Thứ ba là tiếp cận theo
* Nhiều người vẫn rất băn khoăn về quy định người phụ thuộc vào người có thu nhập chịu thuế. Chẳng hạn nếu nuôi bố mẹ già có lương hưu thì có thuộc diện giảm trừ gia cảnh không?
- Luật Thuế thu nhập cá nhân không quy định cụ thể vì đã có quy định khác của pháp luật. Bộ luật Dân sự đã quy định rõ thế nào là người thuộc diện phải nuôi dưỡng.
* Nếu trong một hộ gia đình, vợ và chồng cùng có thu nhập chịu thuế thì việc giảm trừ sẽ thực hiện như thế nào để không chồng chéo?
- Đây là Luật Thuế thu nhập cá nhân, do đó việc tính thuế sẽ tính theo cá nhân chứ không tính theo hộ gia đình. Trên cơ sở đó, nếu vợ và chồng có cùng thu nhập thì vợ hoặc chồng đăng ký ngay từ đầu với cơ quan thuế là phải nuôi những người phụ thuộc để được chiết trừ gia cảnh, còn người kia sẽ bị tính thuế riêng và không được giảm trừ nữa.
* Thưa Bộ trưởng, nhiều ý kiến trong UBTVQH không đồng tình việc đánh thuế đối với tiền lãi tiết kiệm. Ngân hàng Nhà nước cũng liệt kê tới 13 lý do để không nên quy định vấn đề này. Một chủ trương thiếu sự đồng thuận như vậy liệu có phù hợp?
- Hiện nay, xu hướng gửi tiền tiết kiệm là rất lớn. Chúng tôi chỉ đưa vào luật quy định mang tính tập dượt, áp dụng mức thuế thấp là 5% trên ngưỡng 5 triệu đồng (tiền lãi)/tháng. Tôi nghĩ quy định như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng. Mặt khác, các ngân hàng sẽ không phải công bố sổ tiết kiệm để bảo đảm bí mật cho khách hàng, nghĩa là không trái với Luật Ngân hàng.
* Nhiều người cũng lo ngại rằng các quy định về thu thuế thu nhập đối với chuyển nhượng nhà đất sẽ làm nảy sinh cơ chế “xin - cho”, vì cơ quan thuế có quyền áp dụng hay không áp dụng thuế là tùy theo từng trường hợp?
- Chính vì thế, cùng với luật này, cần phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Ví dụ, sắp tới nếu chưa có luật, thì cũng sẽ phải có quy định của Chính phủ về đăng ký bất động sản. Khi đó, thông qua hệ thống mạng quản lý đăng ký, sẽ biết được là người dân đó có 1 hay 2 căn nhà, hoặc sẽ biết ngay căn nhà đó sử dụng 3 năm hay 5 năm. Đây sẽ là cơ sở để tính thuế, và cũng giúp bớt đi thủ tục cho người dân.
* Nghĩa là nếu chuyển nhượng bất động sản không vì mục đích lợi nhuận thì sẽ không phải nộp thuế?
- Sẽ cố gắng không thu thuế những đối tượng như vậy, vì thuế thu nhập là phải nhằm vào các đối tượng kinh doanh có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng đó.
* Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo SGGPO