Chưa bao giờ ngành kinh doanh điện thoại di động (ĐTDĐ) “phất lên” như hiện nay với lợi nhuận gần như siêu ngạch. Chính vì thế các cửa hàng kinh doanh ĐTDĐ mọc lên như “nấm sau mưa”. Tuy nhiên nhiều hoạt động của lĩnh vực này vẫn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.
Do lợi nhuận cao, các cửa hàng kinh doanh ĐTDĐ ngày càng nở rộ tại TP Tuy Hòa.
Tôi và một người bạn rủ nhau tới một cửa hàng ĐTDĐ ở đường Lê Lợi, TP tuy Hòa để tìm mua một chiếc ĐTDĐ thay thế cho chiếc “a lô” loại “cục gạch” đang dùng. Cô nhân viên bán hàng đon đả mời chào chúng tôi chiếc điện thoại Samsung với lời quảng cáo đây là loại điện thoại mới đầy chất… “nam tính”. Đặt lên bàn hai chiếc hộp giống hệt nhau, cô nhân viên lôi ra hai chiếc điện thoại sáng bóng, mới cứng và ra giá: Điện thoại hàng “công ty” 5,4 triệu, hàng “xách tay” giá 4,6 triệu. Cô cho biết việc chênh lệch giá cũng diễn ra tương tự đối với các loại model ĐTDĐ khác của hãng Samsung hay của Nokia, Motorola…
Trong khi chúng tôi đang cố gắng tìm sự khác biệt giữa hai chiếc điện thoại cùng model nhưng chênh lệch nhau tới 800.000 đồng thì anh bạn tôi đã thoăn thoắt bấm máy kiểm tra phần mềm theo hướng dẫn của catalogue. Thấy tôi đắn đo, ngơ ngác, cô nhân viên bán hàng hướng dẫn cho tôi sự khác biệt giữa hai chiếc điện thoại hàng “công ty” với hàng “xách tay”, đó chỉ là những chiếc tem bảo hành đổi màu in dòng chữ FPT (Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ FPT) dán trên điện thoại, pin và bộ sạc điện. “Ngoài ra, hàng “công ty” còn có phiếu bảo hành với các điều kiện như được đổi máy mới nếu máy bị hỏng do lỗi nhà sản xuất trong vòng 15 ngày kể từ ngày mua và được sửa chữa miễn phí nếu máy bị hỏng trong vòng 1 năm sử dụng đầu tiên, còn hàng “xách tay” thì không có… “ – cô nhân viên nói.
Theo ước tính của cơ quan chức năng, năm 2006 Việt
Theo tiết lộ của một số chủ các đại lý ĐTDĐ tình trạng bán hàng “xách tay” đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng chưa khi nào nở rộ như hiện nay. Tuy nhiên nhiều hoạt động của lĩnh vực này vẫn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Trung bình mỗi tháng thị trường Phú Yên tiêu thụ khoảng 1.500 chiếc ĐTDĐ các loại, trong đó có đến 1/3 là hàng “xách tay”. Hầu hết ĐTDĐ ở Việt
Theo Ban chỉ đạo 127 tỉnh Phú Yên, mặc dù quy định dán tem trên ĐTDĐ đã được áp dụng từ lâu nhưng thị trường kinh doanh mặt hàng này ở Phú Yên hiện vẫn rất khó kiểm soát. Tình trạng bán tem bảo hành giả, thiết bị điện thoại trốn thuế có xuất xứ từ Trung Quốc vẫn diễn ra. Mới đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện, tịch thu 4.000 tem điện thoại giả và trên 300 thiết bị điện thoại không rõ nguồn gốc.
Hàng “xách tay” cũng đang làm cho ngành thuế thất thu các loại thuế như: GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp của các cửa hàng bán ĐTDĐ vì một phần các cửa hàng bán hàng trôi nổi không có hoá đơn, chứng từ đầu vào, trong khi đầu ra là người mua lẻ sử dụng nên chủ yếu quan tâm đến điều kiện bảo hành mà chẳng mấy ai chịu lấy hoá đơn giá trị gia tăng. Hậu quả là cơ quan thuế không thể xác định được doanh thu, lợi nhuận của các cửa hàng.
NGUYỄN QUANG