Việc xã Ea Trol (huyện Sông Hinh) được ra khỏi Chương trình 135 của Chính phủ đã thể hiện được những nỗ lực vượt khó của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã cũng như các cấp ngành. Nhưng để thật sự vươn lên và cho người dân có cuộc sống no ấm, Ea Trol vẫn còn nhiều việc cần phải làm ở phía trước.
Bây giờ đi EaTrol rất “sướng”. Sướng vì 7km từ thị trấn Hai Riêng vào đến trung tâm xã đường nhựa cấp phối băng băng thẳng tắp, chẳng phải nhọc công qua mấy đập tràn đầy những đá lổn nhổn dễ khiến người ta ngã xuống nước như trước đây. “Sướng” thêm nữa khi hai bên đường mía xanh rì ngút tầm mắt.
Từ năm 2002, Chương trình 135 của Chính phủ đã đầu tư cho EaTrol nhiều công trình dân sinh, thủy lợi. Nhờ đập dâng EaTrol được xây dựng, bà con ở các buôn Ly, buôn Bầu, buôn Thu, buôn Thinh đã san ủi đất đai tạo nên ruộng lúa nước, thành “thảo nguyên lúa nước”. Người dân trong vùng được đổi đất thổ lấy đất ruộng canh tác vì công trình này có thể tưới cho 80ha đất của EaTrol. Vài vụ đầu, hiệu quả năng suất lúa vào khoảng 30 - 35 tạ, nhiêu đó cũng đủ để bà con vui bụng.
Học sinh Ea Trol đã được đi học trên những con đường nhựa - Ảnh: LY KHA
Thế nhưng, Chủ tịch Hội nông dân xã EaTrol Thái Văn Hùng làm cho tôi cụt hứng khi cho biết mía trên đất EaTrol đa phần không phải của dân EaTrol. Đồng bào thiểu số ở đây vẫn chưa thể quên nổi vụ mía năm 2000, họ phải chặt và đốt mía như thế nào, nên sau 5 vụ mía có nguồn tiêu thụ ổn định mà đồng bào vẫn chưa dám làm lại như trước. Đất đai tốt tươi, độ dốc không lớn rất phù hợp để trồng mía được cho người ở nơi khác thuê lại. Kết quả là nguồn lợi trên mảnh đất của họ không phải do người EaTrol làm ra nên hiển nhiên là người trong xã không được hưởng lợi.
Tôi về EaTrol mùa này với hy vọng sẽ bắt gặp cảnh gặt lúa hè thu đông đúc của người dân các buôn trước đây được đổi đất thổ lấy ruộng lúa nước. Nhưng cái “thảo nguyên lúa nước ấy” bây giờ rất manh mún. Không có sự đồng bộ, không có mùa vụ. Ruộng lúa chín cạnh ruộng lúa trổ, lúa trổ đòng nằm ngay lúa mới được gieo mấy ngày... Đó là hình thức “mạnh ai nấy làm”, không theo một quy luật mùa vụ nào nên hiệu quả cũng thấp dần. Ngay cả nước tưới cũng không đủ, công trình có khả năng cung ứng nhất định mà kênh mương thì được kéo dài dần tưới cả vùng rộng lớn của xã EaBia. Khi đầu trên có nước thì đầu dưới không hoặc ngược lại. Nhưng cũng có một thực tế khác là người trồng lúa nước ở đây có một thói quen là dẫn nước vào ruộng xuyên suốt cả vụ. Đầu ruộng cho nước vào, cuối ruộng cho nước ra không ngừng, đến cả đất cũng trôi dần chứ nói gì đến phân bón.
Lợi thế về đất đai của EaTrol thì ai cũng biết, nhưng làm thế nào để phát huy, tận dụng được nó là một vấn đề nan giải.
Nếu phải làm lúa nước thì thay đổi thói quen sử dụng nước trong canh tác của đồng bào là điều bắt buộc phải được thực hiện. Nếu không thay đổi được thói quen này, chắc chắn ruộng cũng chẳng còn. Thay đổi đối tượng canh tác cũng là một hướng đi cần được tính toán bởi nhiều loại cây trồng nếu có nước tưới sẽ đạt hiệu quả cao hơn cây lúa. Ngoài ra, những buôn như Vĩnh Sơn, Chứ Sai đã được trồng cây cao su tiểu điền. Một khi giai đoạn 2 của dự án đa dạng hóa nông nghiệp được thực hiện, các buôn này được khai thác nguồn lợi cao su đã là một hướng thoát nghèo bền vững cho không ít hộ dân.
Ông Thái Văn Hùng cũng bật mí với tôi một chuyện, đó là khả năng nuôi cá bống tượng của vùng đất này. Hiện nay, cá bống tượng của ông Hùng phát triển rất tốt trong khi giống được cung ứng gần như tại chỗ, từ hồ thủy điện Sông Hinh. Cá bống tượng đã được đưa về thả ở hồ nhiều năm trước, nên sử dụng nguồn giống này đã đảm bảo được một tiêu chí là khả năng thích ứng với môi trường trong vùng. Cá bống tượng đạt loại một thì giá ở thị trường trong tỉnh là trên 200.000 đồng/kg; tại các tỉnh phía
Hỗ trợ về giống bò lai, vận động người dân chăn nuôi theo hướng hiệu quả hơn số lượng như hiện nay; quy hoạch vùng đồng cỏ chăn nuôi là hướng mở khác chắc chắn mang lại nhiều hiệu quả cho EaTrol.
LY KHA