Sáng 5/5, Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã diễn ra tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Việt
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn ADB đóng vai trò chủ động và tích cực hơn trong việc hỗ trợ phát triển, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy hội nhập, hợp tác thương mại đầu tư… Ảnh: Chinhphu.vn |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Thống đốc ADB đã lựa chọn những chủ đề rất thiết thực và có ý nghĩa quan trọng để thảo luận tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 và các hội nghị liên quan.
Thủ tướng hy vọng hội nghị sẽ là cơ hội để đánh giá đầy đủ và toàn diện những hoạt động của ADB, quyết định phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo, đồng thời tăng cường quan hệ giữa ADB và các nước thành viên cũng như các đối tác phát triển.
Đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, và các học giả thảo luận những vấn đề quan trọng, và cấp bách của khu vực và thế giới, trong đó có việc cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế, nuôi dưỡng động lực mới cho phát triển, tăng tốc kết nối khu vực…
Thủ tướng cho rằng những tác động tiêu cực của khủng hoảng vẫn còn kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ trì trệ và suy thoái kinh tế, do hệ quả không mong muốn của chính sách kích thích kinh tế ở nhiều nước và lạm phát cao tại hầu hết các quốc gia, nợ công và thâm hụt tài khóa ở châu Âu, bất ổn tại Bắc Phi và Trung Đông.
Thời gian qua, các nước thuộc nhóm G20 và các định chế tài chính đã có những nỗ lực hợp tác và trợ giúp các nước thành viên vượt qua tác động của cuộc khủng hoảng. Những hành động và cam kết được đưa ra gồm: Khuôn khổ phát triển bền vững-mạnh mẽ và cân bằng mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu, cải cách các định chế tài chính quốc tế.
Nhận định hội nhập và hợp tác khu vực ngày càng có vai trò quan trọng và bổ trợ lẫn nhau cho các khuôn khổ hợp tác toàn cầu, Thủ tướng mong muốn ADB đóng vai trò chủ động và tích cực hơn trong việc hỗ trợ phát triển, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy hội nhập, hợp tác thương mại và đầu tư…
Thủ tướng kêu gọi ADB cần tập trung vào những nhiệm vụ đang nổi lên của khu vực và toàn cầu như tăng trưởng bền vững và cân bằng, phát triển năng lượng sạch, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực.
Các trợ giúp của ADB cần ưu tiên cho phát triển hạ tầng, phát triển khu vực tư nhân, hỗ trợ chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Thủ tướng cảm ơn sự đồng hành của ADB trong quá trình phát triển mạnh mẽ của châu Á nói chung và Việt
Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10 năm qua là 7,26%, tỉ lệ đói nghèo giảm xuống dưới 10% so với 58% năm 1993.
Trong giai đoạn phát triển tới, Việt Nam phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm, thu nhập khu vực nông thôn tăng 2 lần so với năm 2010.
Do đó, hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng, cơ cấu lại nền kinh tế sẽ nằm trong số những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong thời gian tới, trong khi vẫn theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Thủ tướng khẳng định.
Người đứng đầu Chính phủ Việt
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung cùng các đại biểu.- Ảnh: Chinhphu.vn |
5 vấn đề chủ chốt trong phát triển ở châu Á
Phát biểu trong phiên khai mạc, Chủ tịch ADB, ông Kuroda cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương dù nổi lên nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng hiện phải đối phó với những thách thức về nghèo đói,quá trình đô thị hóa quá nhanh, sự xuống cấp của môi trường, ảnh hưởng do biến đổi khí hậu ngày càng lớn.
Theo ông Kuroda, có 5 vấn đề chủ chốt đóng vai trò thiết yếu trong việc hiện thực hóa tiềm năng phát triển của khu vực, trước hết là vai trò lãnh đạo sáng suốt và cam kết quản trị điều hành hợp lý. Các yếu tố khác bao gồm thu hút nguồn vốn đầu tư ; hệ thống tài chính vững mạnh nhằm phân bổ vốn dự trữ của khu vực cho những nhu cầu về phát triển của châu Á; chia sẻ kinh nghiệm phát triển trong và ngoài khu vực; gia tăng hợp tác và hội nhâp khu vực.
Chủ tịch ADB cũng nhấn mạnh nhu cầu cần phải làm cho các hệ thống tài chính cởi mở hơn nữa đối với người nghèo, bởi nó sẽ giúp các gia đình có thể hưởng lợi được từ các cơ hội. Ông khuyến nghị khu vực châu Á có thể vạch ra tiến trình đi đến tăng trưởng bền vững thông qua việc áp dụng một mô hình tăng trưởng xanh sẽ hỗ trợ việc quản lý môi trường như nền móng cho đổi mới và tăng trưởng.
Cuối cùng, thông qua tăng cường các hệ thống tài chính, châu Á có thể thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng một cơ cấu quản trị điều hành và tài chính thế giới mới.
Theo chinhphu.vn