Chính sách mới về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn quy định tại Nghị định 41/2010 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ tháng 6/2010. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn có thêm cơ hội tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, một số vướng mắc nảy sinh cần phải được sửa đổi cho phù hợp thực tiễn.
Ông Trần. V. M, ở thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh) cho biết, gia đình ông có gần 1,5ha đất trồng mía, nhưng diện tích này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông liên hệ với ngân hàng xin vay 40 triệu đồng để có vốn chăm sóc mía, nhưng bị từ chối với lý do gia đình ông đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 41. Còn theo hướng dẫn tại Thông tư 14/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Về cơ chế bảo đảm tiền vay, theo quy định tại điều 8 của Nghị định 41, các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc được UBND xã xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp. Ông Lê Văn Trinh ở xã Hòa Vinh (huyện Đông Hòa) thắc mắc: “Nói là cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, nhưng lại yêu cầu người vay phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, như vậy chẳng khác gì so với cho vay thông thường!”. Vấn đề này được đại diện chi nhánh Ngân hàng NN – PTNT tại Phú Yên giải thích, giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là biện pháp bảo đảm tiền vay, chỉ nhằm hạn chế việc khách hàng sử dụng cùng một lúc thế chấp tại nhiều ngân hàng để vay vốn. Ông Lê Văn Trinh cho rằng, ngân hàng giải thích như vậy là thiếu tính thuyết phục, bởi việc giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người vay vốn, đã không để cho nông dân thực hiện các quyền theo quy định pháp luật về đất đai trong suốt thời gian nợ vốn vay tại ngân hàng. Do vậy, thực chất vấn đề này cũng chỉ là biện pháp bảo đảm tiền vay của ngân hàng mà thôi!
Theo số liệu thống kê của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Phú Yên, hiện dư nợ cho vay vốn phục vụ trồng trọt, chăn nuôi của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 1.800 tỉ đồng; cho vay phục vụ ngành nghề nông thôn đạt 193 tỉ đồng, chiếm 25% tổng dư nợ trên địa bàn. 100% xã, thị trấn trên địa bàn nông dân được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
HOA ĐỒNG