Đa số diện tích lúa đông xuân 2010-2011 trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn đẻ nhánh làm đòng. Tuy sâu bệnh xuất hiện không nhiều, nhưng công tác phòng trừ vẫn được các địa phương đặt lên hàng đầu. Các ngành chức năng cũng vào cuộc nhằm giúp nông dân có một mùa vụ bội thu...
Nông dân huyện Tuy An tăng cường thăm đồng chăm sóc lúa đông xuân. Ảnh: N.CHUNG
Vụ sản xuất lúa đông xuân 2010-2011 ở huyện Tuy An có diện tích gieo sạ 2.872ha. Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, hiện trên địa bàn có khoảng 15ha bị chuột cắn phá, trong đó có khoảng 3ha bị nặng, tỉ lệ thiệt hại khoảng 5-10%, tập trung chủ yếu ở các xã An Mỹ, An Chấn và An Hòa. Bọ trĩ gây hại khoảng 13ha với mật độ từ 500-1.000 con/m², nằm rải rác ở các cánh đồng thuộc các xã An Mỹ, An Cư, An Hòa… Bệnh đạo ôn xuất hiện ở các xã An Hiệp, An Nghiệp, HTX NNKD-DV Tây An Định với mật độ thiệt hại từ 2-5% chiếm khoảng 8ha, riêng xã An Nghiệp có khoảng 0,5ha bị thiệt hại nặng khoảng 50-60%. Sâu cắn gié với mật độ khoảng 2-3 con/m2 chủ yếu gây hại ở trà lúa đầu, lúa trong giai đoạn đẻ nhánh làm đòng, tập trung ở các xã An Thạch, An Nghiệp với diện tích khoảng 6ha. Ông Nguyễn Vũ Hành, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, cho biết: “Tình hình sâu bệnh hại lúa đông xuân ở huyện Tuy An tuy đã được khống chế, cây lúa đang phát triển tốt, nhưng do thời tiết hiện nay thay đổi thất thường, sâu bệnh có khả năng phát triển… Phòng NN-PTNT huyện đã cử cán bộ kỹ thuật cùng phối hợp với các HTX nông nghiệp và chính quyền các địa phương hướng dẫn nông dân, tăng cường thăm đồng phát hiện sâu bệnh hại lúa kịp thời để có biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả. Ngoài ra, Phòng NN-PTNT huyện đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn để dự báo tình hình sâu hại đến nông dân sớm nhất”.
Ông Biện Tấn Luân, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An, nhận định: “Trong thời gian tới, do thời tiết thay đổi thất thường, bệnh đạo ôn có thể phát triển và tiếp tục gây hại lúa. Sâu năn, bọ trĩ có khả năng gây hại trà lúa muộn, sâu cuốn lá nhỏ có thể xuất hiện và gây hại ở những diện tích quanh làng, những diện tích thừa phân đạm”.
Tại huyện Đông Hòa, tổng diện tích lúa đã gieo sạ vụ đông xuân 2010-2011 là 4.623ha. Tuy nhiên, do thời tiết trước Tết Nguyên đán có mưa và triều cường đã làm ngập úng khoảng 214ha ở các xã Hòa Xuân Đông, Hòa Tân Đông, HTX NNKD-DV Hòa Xuân Tây 2, HTX NNKD-DV Hòa Hiệp Nam 1… Trong đó, có khoảng 30ha phải gieo sạ lại lần hai, số diện tích còn lại hư hại khoảng 30-40% và nông dân đã cấy dặm xong. Hiện nay, tình hình sâu hại trên diện tích lúa đông xuân ở huyện Đông Hòa chủ yếu là các loại như: sâu keo gây hại nằm rải rác trên trà lúa đẻ nhánh, với diện tích khoảng 4,2ha, mật độ 1,5-5 con/m2; bọ trĩ gây hại khoảng 6,7ha, mật độ từ 290-975 con/m2, gây hại cục bộ một số diện tích thiếu nước, sạ muộn. Hai loại sâu hại này tập trung chủ yếu ở các xã Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, Hòa Xuân Đông, Hòa Tân Đông. Đối với sâu phao mật độ từ 1-5 con/m2, gây hại khoảng hơn 1ha rải rác trên ruộng ngập nước, lúa xanh tốt; sâu cuốn lá nhỏ, diện tích gây hại 10,8ha với mật độ 1,5-5 con/m2 trên trà lúa đẻ nhánh; sâu cắn lá, cắn gié rải rác trên lúa giai đoạn nuôi nhánh khoảng 5,2ha, trong đó có 0,4ha mật độ 2,5-5 con/m2 ở HTX Hòa Thành Đông và xã Hòa Vinh. Khoảng 11ha chuột cắn phá thiệt hại khoảng 1,2-5,5% rải rác trên lúa đẻ nhánh và nuôi nhánh ở các địa phương, trong đó có khoảng 0,3ha ở HTX Hòa Xuân Tây 1 thiệt hại từ 5-10%…
Theo Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, địa phương đang cho sửa chữa đập và kênh tưới Tân Giang Thượng do bị ảnh hưởng mưa lụt năm 2010; phối hợp với Trạm kênh Nam Đồng Cam, Trạm bơm Nam Bình để điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất vụ đông xuân. Ông Trần Thu Anh, Chủ nhiệm HTX NNKD-DV Hòa Hiệp Trung, cho biết: “Ngoài việc vận động nông dân thường xuyên thăm đồng, HTX còn cử cán bộ kỹ thuật kiểm tra, phát hiện sớm những loại sâu bệnh hại lúa. nếu phát hiện HTX sẽ thông báo trên đài truyền thanh xã, đồng thời hướng dẫn và thúc nhắc bà con có biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, diện tích trồng lúa của xã hiện nay nằm ở cuối nguồn nước của hệ thống thủy nông Đồng
ANH NGỌC - TUYẾT HƯƠNG