Ước tính, Nhà nước tăng lương tối thiểu cho công viên chức 10.000đ thì ngân sách có thể vượt khung 2 tỷ đồng. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để bỏ được mối liên hệ giữa lương tối thiểu với trợ cấp xã hội và lương cho khu vực Nhà nước?
Ngân sách chi trả cho lương - gánh nặng trên vai các doanh nghiệp trong nước
Hiện nay, chúng ta đang tồn tại 3 mức lương tối thiểu riêng cho 3 loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Lương tối thiểu tại khu vực FDI hiện đang gấp 2,02 lần so với khu vực trong nước. Đến năm 2010, liệu chúng ta có thể rút ngắn và ngang bằng khoảng cách đang ngày một tăng giữa 2 mức lương tối thiểu? Nhiều tính toán hiện nay cho biết: Trong thời gian ngắn mà phải chi trả số lương cao gấp hơn 2 lần thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không đủ sức về tài chính để chi trả, mà loại hình doanh nghiệp này ở nước ta có khoảng 200 nghìn doanh nghiệp. Nếu chi trả được thì phải có sự tăng tốc “phi mã” mới đạt được 870.000đ/tháng vào năm 2010, tương đương với mức cao nhất ở khu vực doanh nghiệp FDI hiện nay, đấy là chưa kể lương tối thiểu ở các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục tăng vào năm 2008 và 2010. Kết quả điều tra cho biết, hiện vẫn còn trên 25% số doanh nghiệp tư nhân trả lương cho người lao động thấp hơn mức quy định là 350.000đ/tháng. Vậy hơn 1/4 số doanh nghiệp này sẽ xoay sở thế nào để trả lương cho người lao động khi lương tối thiểu có thể tăng thêm tới 2 lần vào năm 2010?
Song, điều đáng nói là lương tối thiểu hiện nay có quá nhiều ràng buộc với hệ thống an sinh. Khác với nước ngoài, lương tối thiểu Việt
Sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động
96% các doanh nghiệp Việt
Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp trong nước xem đợt điều chỉnh lương tối thiểu như một cuộc kiểm duyệt thử sức trước khi vào WTO, có lẽ các doanh nghiệp sẽ biết biến áp lực thành động lực để phát triển nâng cao sức cạnh tranh.
Chưa thể nói chấm dứt với những cuộc đình công
Khi mức lương tối thiểu chưa được thống nhất thì người ta chưa thể nói rằng đã hết các cuộc đình công. Điều này xảy ra phổ biến với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI. Chỉ tính riêng từ ngày 28/12/2005 đến ngày 23/3/2006, cả nước xảy ra 201 vụ đình công, trong đó có tới 173 trên tổng 193 vụ đình công ở TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai xảy ra ở doanh nghiệp FDI (các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản). Căn nguyên sâu xa của đình công chính là thu nhập của người lao động trong khu vực FDI chưa tương xứng với cường độ lao động và thời gian làm việc của họ. Nghị định 03/2006/NĐ-CP về điều chỉnh lại mức lương của khu vực này đã ban hành. Tuy nhiên với sự “tăng tốc lương” (từ 24-25%/năm) của khu vực doanh nghiệp Nhà nước để đuổi kịp lương của các doanh nghiệp FDI vẫn có thể xảy ra sự so bì giữa 2 khu vực kinh tế, và chưa có gì đảm bảo đình công ở khu vực doanh nghiệp FDI đã chấm dứt. Đó là chưa kể đình công có thể xảy ra khi người lao động đòi hỏi lương hợp lý theo cơ chế thương lượng tập thể với chủ doanh nghiệp mà không được giải quyết.
Điều bất cập hiện nay là các doanh nghiệp FDI và tư nhân chỉ phải tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu, muốn trả cao bao nhiêu là do thoả thuận giữa lao động và chủ doanh nghiệp. Điều này dẫn đến trả lương không xứng với tốc độ tăng lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Những năm qua, doanh nghiệp FDI có lợi nhuận bình quân tăng 41,2% và năng suất lao động tăng 18,3% thì tiền lương của người lao động chỉ tăng 12,6%. Số liệu của văn phòng Quốc hội cũng cho biết chỉ có 10% doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước) xây dựng thay bảng lương cho công nhân, còn 5.000 doanh nghiệp FDI và 20.000 doanh nghiệp tư nhân lấy lý do không được hướng dẫn để trì hoãn. Tình trạng trên tồn tại, thì các cuộc đình công còn xảy ra.
Vấn đề đặt ra trong lộ trình thống nhất một mức lương tối thiểu là Nhà nước phải có những cơ chế để người lao động biết doanh thu từ sức lao động của mình, để từ đó mà có những đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Thực tế hiện nay, người lao động và đại diện người lao động chưa đủ thông tin để thực hiện tốt quá trình thương lượng về tiền lương nhằm bảo đảm tiền lương tăng phù hợp với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo VOV