Những năm gần đây, hàng loạt sinh vật ngoại lai đã có mặt tại Việt Nam gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế, môi trường và sức khỏe con người như cây mai dương, ốc bươu vàng, chuột hamster… Mới đây nhất, việc rùa tai đỏ và tôm hùm đỏ được các doanh nghiệp thủy sản nhập khẩu về Việt Nam đã làm tăng mối lo ngại về nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái.
Tôm hùm đỏ.
Người dân nuôi trồng thủy sản trong cả nước đang xôn xao bàn tán chuyện các doanh nghiệp nhập về một loài tôm hùm nước ngọt ở Mỹ để nuôi thử nghiệm. Loài tôm này có thân màu đỏ sẫm nên gọi là tôm hùm đỏ, tốc độ tăng trưởng nhanh. Đây là tôm hùm đỏ nước ngọt chưa cho phép nuôi tại Việt
Theo các nhà chuyên môn, tôm hùm đỏ là loại tôm ăn tạp, có vỏ cứng, cặp càng to, khối lượng thịt thấp (khoảng 15 đến 20% trọng lượng cơ thể). Tôm hùm đỏ rất hung dữ, chúng đào hang rất giỏi và sống trong hang như cua. Loại tôm này dùng đôi càng to bè và rất khỏe để đào hang đẻ trứng, trú đông, tranh giành thức ăn và đấu tranh để sinh tồn. Nhiều chuyên gia nuôi trồng thủy sản lo ngại, nếu cho nuôi loài tôm này đại trà hoặc khi thoát ra ngoài sẽ là mối họa cho các công trình thủy lợi, công trình công cộng, bờ sông và có khả năng chúng sẽ tiêu diệt loài tôm bản địa từ việc tranh giành thức ăn để sinh tồn.
Trước thực trạng các sinh vật ngoại lai như rùa tai đỏ, tôm hùm đỏ… ồ ạt nhập về Việt Nam, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường để tăng cường quản lý. Đồng thời, chỉ đạo các tổng cục và cục Lâm nghiệp, Thủy sản, Chăn nuôi, Trồng trọt, Thú y, Bảo vệ thực vật báo cáo về công tác quản lý loài động thực vật ngoại lai. Yêu cầu các cơ quan này rà soát những văn bản về xuất nhập khẩu và quản lý loài động thực vật ngoại lai xâm hại. Đồng thời, đề xuất danh mục loài động thực vật ngoại lai xâm hại, gồm tên thông thường, tên tiếng Anh, tên khoa học, hình thái, tập tính sinh học, nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường của Việt Nam. Các cơ quan này phải thống kê những loài động thực vật ngoại lai đã được nhập vào Việt Nam từ trước tới nay, mức độ xâm hại và những ảnh hưởng của chúng và đề xuất giải pháp quản lý.
Theo Bộ NN-PTNT, Việt
NGỌC NHƯ (tổng hợp)