Phát triển kinh tế nói chung và phát triển thị trường nội địa nói riêng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. Thị trường nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và bình ổn nền kinh tế, hạn chế sự phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu, tạo bước đệm cho các ngành hàng “non trẻ” gia nhập thị trường trong nước trước khi vươn ra thị trường quốc tế.
Hàng hóa trưng bày, bán tại Siêu thị Co.op Mart Tuy Hòa - Ảnh: N.T
Với 86 triệu người và đặc thù dân số trẻ, trong đó trên 50% người dưới 30 tuổi - những người trong độ tuổi tạo ra thu nhập và có mức chi tiêu nhiều nhất (chiếm 70%) - Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất thế giới xét về chỉ số phát triển bán lẻ. Là một thị trường mới nổi có mức tăng trưởng nhanh và cơ cấu dân số thuận lợi nên thị trường bán lẻ nước ta trở nên hấp dẫn trong con mắt của các nhà đầu tư và bán lẻ nước ngoài. Hiện nay, các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài với quy mô khác nhau đã có mặt ở Việt
Thứ nhất là việc cải tiến mẫu mã hàng hóa. Đây là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp nước ta có thể đứng vững trên thị trường nội địa và vươn ra thị trường quốc tế. Chúng ta cũng cần nhận thấy rằng đây là quy trình có giá trị gia tăng rất cao. Hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới đã cho dời các cơ sở sản xuất ra khỏi quốc gia của mình nhưng các trung tâm thiết kế mẫu mã hàng hóa thường vẫn được đặt tại chính quốc. Trong tương lai gần, Việt
Thứ hai là chất lượng và tính ổn định của chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, do quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chưa đồng bộ nên đã để xảy ra lỗi sản phẩm với xác suất cao. Trong một số trường hợp, yếu tố này đã hướng người tiêu dùng càng trở nên “sính hàng ngoại”. Điều này cũng gợi mở cho thấy, nếu doanh nghiệp lựa chọn giải pháp sản xuất hàng hóa với chất lượng ở mức phù hợp nhưng có độ ổn định cao thì sẽ có chỗ đứng và đà phát triển tốt hơn nếu so sánh với giải pháp tiếp cận thị trường cao cấp khi các nền tảng của doanh nghiệp chưa đủ. Một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc gây dựng lòng tin của người tiêu dùng trong nước và quốc tế là công tác cấp giấy chứng nhận về chất lượng. Hệ thống các quy chuẩn sẽ giúp cho người tiêu dùng loại bỏ những e ngại khi sử dụng hàng trong nước.
Thứ ba là yếu tố giá. Hiện nay có thực tế là một số sản phẩm nội địa được tiêu thụ tốt đã được định giá cao trên mức người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Chính vì lẽ đó, nên một số sản phẩm sau khi tạo được tiếng vang trong thị trường đã bị thu hẹp thị phần và chìm vào quên lãng. Bên cạnh đó là yếu tố đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể đối với các vùng ngoại thành, nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Thứ tư là việc xây dựng liên kết giữa mạng lưới phân phối bán lẻ và các nhà sản xuất hàng hóa nội địa. Giải pháp cho vấn đề này đòi hỏi phải có sự tiếp cận từ công tác tuyên truyền trong xã hội, xúc tiến phát triển liên kết - chắp nối kinh doanh. Trong nhiệm vụ này, chúng ta phải kể đến tầm quan trọng của hạ tầng phân phối - bán lẻ trong nước mà cụ thể hơn là hạ tầng về giao thông, kho bãi và hậu cần.
Thứ năm là việc hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ của nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng hàng hóa. Đối với hàng nông sản, chúng ta cần đặc biệt lưu ý tới việc gây dựng và thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức của nông dân. Sau một giai đoạn phát triển, các hình thức này có thể được chuyển thành các doanh nghiệp nhỏ tại nông thôn và tạo đà cho liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Vấn đề quảng bá và giới thiệu sản phẩm có chất lượng tốt, mang tính điển hình và tiêu biểu của nông dân cần được đẩy mạnh; xây dựng thương hiệu về nông sản và chỉ dẫn địa lý cần được tiến hành thường xuyên.
Thứ sáu là chiếm lĩnh và phát triển thị trường nội địa cần được xem xét trên quy mô vùng địa lý, theo mỗi ngành hàng và đối với mỗi doanh nghiệp. Trong tương lai, cần hướng tới khái niệm “hàng Việt
Cuối cùng là việc tiếp tục nâng cao vai trò của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp. Thông qua các tổ chức này, tạo diễn đàn trao đổi và tìm ra các giải pháp cụ thể giữa các cơ quan quản lý, các nhà sản xuất, các nhà phân phối, người tiêu dùng và các bên liên quan. Các diễn đàn này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tránh khỏi các hệ lụy về pháp lý như kiện bán phá giá, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cùng các vấn đề pháp lý khác trong thương mại quốc tế. Liên kết giữa các nhà phân phối trong nước có thể là nhiệm vụ khó khăn trong thời gian trước mắt, song đây là vấn đề mang tính chiến lược.
Tiến sĩ NGUYỄN MINH TUẤN
Phó Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp
(Theo DĐDN)