Vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) đang sôi động trở lại sau một vụ không suôn sẻ, nhiều nông dân bắt đầu cải tạo lại ao đìa chuẩn bị cho vụ nuôi mới...
Tôm nuôi được một tháng tuổi của gia đình ông Nguyễn Hào - Ảnh: A.NGỌC |
Vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) hiện có trên 1.200ha ao đìa nuôi tôm, tập trung chủ yếu ở các xã Hòa Hiệp Nam, Hòa Tâm, Hòa Xuân Đông. Vụ vừa qua đã có trên 500ha được thả nuôi, đa số là tôm thẻ chân trắng nhưng có trên 90% diện tích nuôi bị xóa sổ bởi dịch bệnh hoành hành… Hiện nay, vùng nuôi này đang sôi động trở lại, nhiều diện tích ao đìa đã được thả nuôi hơn một tháng nay, số khác đang cải tạo chuẩn bị vụ nuôi mới. Ông Nguyễn Hào, người nuôi tôm ở cánh đồng Vũng Tàu, xã Hòa Hiệp Nam, cho biết: “Vụ vừa rồi, gia đình tôi mua tôm giống ở Ninh Thuận, sau khi thả nuôi khoảng 40 ngày thì dịch bệnh xảy ra, lỗ gần 40 triệu đồng. Tôi thả nuôi vụ hai đã hơn một tháng, hiện tôm vẫn bình thường…”.
Nhiều diện tích vụ đầu chưa nuôi nên hiện nay khi cải tạo ao đìa, nông dân gặp rất nhiều khó khăn, bờ bị sạt lở nhiều và hầu hết bị rong nhớt đóng kín trong đìa. Ông Trần Văn Trúc ở xã Hòa Hiệp
Theo Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Đông Hòa, hiện nay có khoảng 1/3 diện tích nuôi tôm ở hạ lưu sông Bàn Thạch đã thả giống hoặc đang tiến hành cải tạo ao đìa để thả nuôi vụ hai. Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Đông Hòa cũng khuyến cáo người nuôi tôm nên tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi, tuân thủ những quy định của vùng nuôi, không nên dùng chung hệ thống dẫn nước cho việc cấp và thoát. Người nuôi nên có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, không tự ý xả nước thải bừa bãi ra sông. Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy chế vùng nuôi đã được ban hành, để hạn chế dịch bệnh có thể xảy ra.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên cũng đã khuyến cáo: Hiện nay nhiều vùng nuôi đang được chuẩn bị ao đìa để thả giống, người nuôi nên tham khảo hướng dẫn các biện pháp tổng hợp kiểm soát dịch bệnh cho tôm nuôi của Cục Thú y về quy trình chuẩn bị ao đìa trước khi thả giống. Thực hiện đúng các hướng dẫn phòng chống dịch bệnh tôm nuôi của các cơ quan chức năng. Phát huy trách nhiệm trong việc ngăn ngừa bệnh dịch lây lan trong vùng nuôi. Đối với vùng nuôi Đông Hòa, chất lượng nước vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch có tốt hơn trước. Các điểm khảo sát có độ mặn trong khoảng 10 - 20‰, riêng tại vùng nuôi Phước Giang, độ mặn thấp và chỉ 5‰ (theo TCVN 5943-1995 là từ 10 - 35‰), độ kiềm, pH nước tại các điểm khảo sát được cải thiện nhưng vẫn thấp, trong đó độ kiềm tại rạch Ba Gánh, Phước Giang và cầu Xác Cháy, Hòa Xuân Đông dưới 60ppm (theo TCVN 5943-1995 là từ 80 - 150ppm) và pH nước dưới 8,0. Tại điểm khảo sát vùng nuôi Vũng Tàu, Hòa Hiệp
ANH NGỌC