Bên cạnh các loại dịch vụ bưu chính truyền thống, ngành Bưu điện liên tục đưa ra nhiều dịch vụ mới như: phát hàng thu tiền (COD), khai giá, chuyển quà tặng, nhằm đa dạng hoá thị trường bưu chính, tạo ra những lớp dịch vụ khác nhau để khách hàng lựa chọn. Bước đầu các dịch vụ này được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển. Riêng hai dịch vụ COD và chuyển quà tặng được đánh giá phù hợp với xu thế phát triển thương mại điện tử, bán hàng qua mạng vì giải quyết được khó khăn trong khâu thanh toán và vận chuyển của các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên sau một thời gian cung cấp, các loại dịch vụ trên đều không thu hút được khách hàng.
Hầu hết khách hàng chỉ quen sử dụng các dịch vụ bưu chính truyền thống – Ảnh: N.Quang
Ông Nguyễn Ngọc Hưng – Trưởng phòng Bưu chính và phát hành báo chí (Bưu điện Phú Yên) cho biết: “Dịch vụ phát hàng thu tiền chỉ mới có chiều đến chứ chưa có chiều đi, dịch vụ khai giá doanh thu chỉ đạt một vài triệu đồng/năm do giá quá cao, mặc dù VNPT đã giảm hơn 30% so với thời điểm ban đầu nhưng giá vẫn cao hơn dịch vụ EMS, cơ cấu tính cước lại phức tạp. Bên cạnh đó, giao dịch viên khó định giá được hàng hoá, bởi trên thị trường có rất nhiều hàng Trung Quốc nhưng lại mang nhãn hiệu từ các nước phát triển như Nhật,
Các dịch vụ bưu chính mới khó phát triển một phần vì chưa phù hợp với tâm lý người tiêu dùng. Nhiều người chưa có thói quen mua hàng khi chưa nhìn tận mắt sản phẩm, vì vậy chỉ những nhà cung cấp hàng có uy tín mới có khả năng bán hàng theo hình thức COD. Ông Hưng cũng thừa nhận, cước cao, cơ cấu cước phức tạp là nguyên nhân chính, ngoài ra việc quảng bá cho dịch vụ cũng chưa tốt, trong khi tư nhân lại cạnh tranh rất mạnh, vì thế mặc dù thị trường có nhiều tiềm năng nhưng cũng khó phát triển mạnh các dịch vụ này.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bưu điện Phú Yên cho rằng các loại dịch vụ mới có ý nghĩ lớn hơn chứ không dừng lại ở mỗi chuyện doanh thu. Ví dụ, dịch vụ khai giá làm giảm khiếu nại gay gắt của khách hàng về bồi thường; COD là một bước mở đường cho bưu chính Việt
ĐĂNG NGUYÊN