Trên cùng một khu đất, chung một hàng rào với hạ tầng kỹ thuật như nhau, nhưng việc thực hiện chính sách ưu đãi sau đầu tư cho các doanh nghiệp lại khác nhau. Chuyện bất hợp lý này xảy ra tại Khu công nghiệp An Phú (TP Tuy Hòa).
Sản xuất đá ốp-lát tại Công ty TNHH Hợp Châu trong KCN An Phú- Ảnh: N.TRƯỜNG |
RẼ PHẢI THÌ ĐƯỢC, RẼ TRÁI THÌ KHÔNG
Khu công nghiệp An Phú hiện có 22 doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký đầu tư, trong đó 18 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Theo quy định, các doanh nghiệp được hưởng chính sách tín dụng đầu tư, trong đó có việc được vay đầu tư với lãi suất ưu đãi, hoặc được hỗ trợ lãi suất nếu vay của các ngân hàng thương mại, hoặc được bảo lãnh vay vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào hoạt động tại đây cũng được hưởng những ưu đãi sau đầu tư mà chỉ có những doanh nghiệp xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất trên khu đất phía bắc con đường từ cổng chạy vào chia đôi Khu công nghiệp An Phú. Điều này đã gây nhiều bức xúc đối với doanh nghiệp nằm ở phía nam khu công nghiệp này.
Trao đổi với Báo Phú Yên, ông Trần Mạnh Hùng, Giám đốc Doanh nghiệp Tuxonilo, có nhà máy tại lô B7.4 chuyên sản xuất các mặt hàng túi xách nylon từ phế liệu, bức xúc bày tỏ: “Đơn vị chúng tôi đầu tư vào Khu công nghiệp An Phú từ năm 2005 nhưng không được ưu đãi từ Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Yên. Theo ngân hàng này, nhà máy của doanh nghiệp Tuxonilo đặt trong Khu công nghiệp An Phú nhưng thuộc địa phận hành chính xã Bình Kiến nên không được hưởng tín dụng đầu tư như các doanh nghiệp ở phía bắc khu công nghiệp. Điều này là quá bất hợp lý và không công bằng vì trong cùng một khu đất, chung một hàng rào với hạ tầng kỹ thuật như nhau mà rẽ bên phải thì được ưu đãi còn rẽ bên trái thì không”. Theo ông Hùng, các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp An Phú cần được ưu đãi sau đầu tư như nhau vì như vậy sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn về tài chính, nhất là trong tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay, đồng thời kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào đây để lấp đầy khu công nghiệp. Ông Hùng cho rằng vấn đề khác nhau về địa phận hành chính của Khu công nghiệp An Phú không có gì khó giải quyết nếu những cơ quan có trách nhiệm của tỉnh tích cực tham gia giúp các nhà đầu tư tháo gỡ vướng mắc.
NGÂN HÀNG NÓI GÌ?
Trong khi đó, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Yên thuộc Ngân hàng Phát triển Việt
Rõ ràng, nếu được hưởng chính sách ưu đãi sau đầu tư thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Do vậy, những bất hợp lý trong ưu đãi sau đầu tư tại Khu công nghiệp An Phú (TP Tuy Hòa), gây thiệt thòi cho một số doanh nghiệp khi cùng đầu tư vào một địa bàn, trong cùng một hàng rào khu công nghiệp. Thế nhưng đến nay bất hợp lý này vẫn chưa được các cơ quan có liên quan của tỉnh đề xuất để Chính phủ xem xét điều chỉnh.
HOÀI TRUNG