Bao năm bươn chải bằng nhiều nghề khác nhau, song anh Phạm Anh Tuấn ở thôn Quy Hậu (xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa) nghèo vẫn hoàn nghèo.
Anh Phạm Anh Tuấn với hồ nuôi cá lóc – Ảnh: T.LÊ
Sau khi học hỏi bạn bè về cách nuôi cá trê đồng, trê lai, rô phi, cá lóc..., anh Tuấn bàn với vợ chọn mô hình nuôi cá lóc trong hồ xi măng. Anh đầu tư gần 100 triệu đồng xây 300m2 hồ cùng hệ thống cấp thoát nước để nuôi cá lóc thịt. Năm đầu, mô hình mang lại thu nhập 40 triệu đồng.
Anh Tuấn bèn mở rộng diện tích, nuôi cá thịt và cá đẻ với mật độ dày hơn. Mặt khác, vì muốn bớt tốn công làm vệ sinh hồ, anh thả nuôi thêm cá trê, rô phi… Để quán xuyến công việc, anh thuê 4 lao động với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng/người.
Năm 2008, anh Phạm Anh Tuấn mở rộng diện tích hồ nuôi lên 900m2. Nông dân này cho biết: “Nuôi cá lóc trong hồ xi măng với mật độ dày hiệu quả hơn nuôi ở ao đất, nhưng hồ phải kiên cố và có hệ thống cấp thoát nước”. Cũng theo anh Tuấn, trong những năm đầu áp dụng mô hình này, anh phải đặt mua cá giống ở tận miền
Và anh đã lai tạo thành công với tỉ lệ sống khá cao, từ 3.000 - 4.000 con mỗi lần lai tạo. Được biết, giá cá lóc giống tại thị trường Phú Yên hiện ở mức 800 đồng/con, cao hơn giá cá giống ở miền Nam từ 200 - 300 đồng. Giá cá lóc thịt đang ổn định trở lại với mức 32.000 - 40.000 đồng/kg. Phần lớn cá lóc thịt do anh Tuấn nuôi được tiêu thụ mạnh trong và ngoài huyện.
Qua chương trình “Giới thiệu mô hình nuôi cá lóc thịt ở Phú Yên” phát trên sóng VTV1, một số nông dân ngoài tỉnh đã đăng ký tham quan mô hình và mua cá giống của gia đình anh Tuấn.
TUẤN LÊ