Sau hơn 2 năm tiền kim loại tái lưu thông trên thị trường, dù người dân có những phản ứng khác nhau song đến nay tiền kim loại đã được chấp nhận.
Theo giải thích của ngành ngân hàng, việc tái xuất hiện của tiền kim loại dựa trên hai lý do chính là vì lợi ích kinh tế – xã hội và vấn đề bảo vệ môi trường. Xét về bình diện kinh tế – xã hội, việc sử dụng tiền kim loại giảm được đáng kể chi phí phát hành tiền. Thông thường giá thành của tiền kim loại cao hơn 2-3 lần so với giá thành đồng tiền giấy, cotton cùng mệnh giá, song về độ bền tiền kim loại cao hơn 15-20 lần (khoảng 30 năm). Bên cạnh đó, việc sử dụng tiền kim loại giảm thiểu được những độc hại về mặt môi trường đối với người sử dụng và bảo quản tiền. Do đặc tính kỹ thuật, tiền cotton khi lưu hành sẽ bị nhiễm rất nhiều tạp chất gây hại đến sức khoẻ người sử dụng.
Người tiêu dùng đổi tiền lẻ tại ngân hàng - Ảnh: Đ.N |
Chi nhánh ngân hàng Nhà nước Phú Yên cho biết đến nay đơn vị này đã phát hành 5 tỷ tiền kim loại với các loại mệnh giá khác nhau ra thị trường, xóa hẳn nạn thiếu tiền lẻ. Hiện nay, người tiêu dùng ở Phú Yên đã chấp nhận sử dụng tiền kim loại sau một thời gian dài không “mặn mà” với nó.
Các chuyên gia cho rằng, người dân có thái độ tích cực trong tiếp nhận tiền kim loại là tín hiệu tốt, chứng tỏ việc phát hành tiền kim loại là cần thiết. Tuy nhiên việc vận động người dân sử dụng ngay tiền kim loại là không phù hợp bởi chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, tiểu thương kinh doanh hàng điện cho rằng: Việc sử dụng một loại đồ vật nào đó thì nó phải tiện ích với người sử dụng. Việc sử dụng tiền kim loại hiện nay là áp đặt vì rõ ràng khi ngân hàng không sản xuất tiền giấy mệnh giá nhỏ thì không còn cách lựa chọn nào khác là tiếp nhận nó một cách miễn cưỡng. Các chuyên gia này lý giải việc sử dụng tiền kim loại ở các nước trên thế giới là chuyện bình thường vì họ có hệ thống thanh toán tự động rất phát triển. Còn ở Việt
ĐĂNG NGUYÊN