Trao đổi với Báo Phú Yên, tiến sĩ Trần Thị Việt Ngân, Giám đốc Trung tâm Giống - Kỹ thuật thủy sản Phú Yên, cho biết:
Thu hoạch tôm thẻ chân trắng nuôi cao triều ở xã Hòa Hiệp Bắc (huyện Đông Hòa) - Ảnh: N.L |
- Cách đây 7 năm, con tôm sú tại Phú Yên đã mắc hội chứng còi cọc. Tôm mắc hội chứng này cứ nuôi đến tháng thứ ba thì bắt đầu chậm lớn hoặc không phát triển. Nguyên nhân là do môi trường bị ô nhiễm bởi con tôm sú sống ở tầng đáy, vì vậy chỉ cần các chỉ số H2S, ammonia hơn một chút là chúng chậm lớn. Trước đây, chỉ cần nuôi ba tháng, tôm sú đạt 50g; nay phải mất 6 tháng, trong khi chi phí thức ăn tăng gấp 3 lần.
* Liệu tôm chân trắng có thể nuôi thay thế con tôm sú hiện nay?
- Có thể như vậy. Chính tình thế đã buộc người nuôi phải tìm đến con tôm chân trắng, đặc biệt là phát triển nuôi tại miền Bắc và miền Trung vì nó rất dễ nuôi, có thể đảm bảo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong nước. Tuy nhiên việc phát triển tôm chân trắng hiện nay đang gặp phải vấn nạn chất lượng tôm giống.
* Trước đây, Bộ Thủy sản đã ban hành các văn bản quy định khảo nghiệm, kiểm soát chất lượng tôm giống chân trắng?
- Để xảy ra tình trạng này là do chúng ta không có khả năng quản lý, còn bất cập, thiếu thống nhất từ phía Bộ Thủy sản trước đây. Chúng ta không quản lý chặt chẽ được giống tôm chân trắng như Thái Lan. Chính việc quản lý lỏng lẻo đã làm cho chất lượng tôm chân trắng giống ở miền Trung rất kém.
* Nhiều người lo ngại giữa hai loại tôm này có thể lây bệnh cho nhau, nhất là hội chứng taura?
- Đương nhiên là có sự lây lan bệnh giữa hai loại tôm này. Thời gian qua, ở Phú Yên tôi thấy rất nhiều dấu hiệu tôm chân trắng bị nhiễm bệnh đốm trắng từ tôm sú, nhưng tôi chưa thấy dấu hiệu nào của bệnh taura ở tôm sú. Nuôi tách biệt là việc rất cần thiết khi thực hiện công tác khảo nghiệm.
* Theo bà chúng ta nên phát triển tôm chân trắng như thế nào?
- Chúng ta phải siết chặt việc nhập khẩu nguồn giống bố mẹ, kiểm soát để tôm giống của Trung Quốc không tràn vào Việt
NGỌC KHANH (thực hiện)