Cao su trồng ở Ea Ly – Ảnh: KHƯƠNG DUY |
CAO SU TIỂU ĐIỀN ĐÃ CHO MỦ
Năm 2002, cùng với 3 xã cánh bắc của huyện Sơn Hòa, các xã Ea Bar, Ea Ly và Ea Trol của huyện Sông Hinh được dự án đa dạng hóa nông nghiệp triển khai chương trình trồng cây cao su tiểu điền. Đến nay diện tích cao su tiểu điền của Sông Hinh đã lên trên 1200 ha. Trong năm 2007, huyện Sông Hinh tiếp tục trồng mới hơn 700 ha. Vừa qua, Tổng Công ty Cao su Gia Lai đã tiến hành khảo sát thực địa, đánh giá khả năng phát triển cây cao su ở Sông Hinh và cho biết: Sông Hinh có những lợi thế đặc biệt để phát triển cây cao su trở thành cây công nghiệp chủ lực.
Bằng chứng rõ nhất là những diện tích cao su đầu tiên ở xã Ea Bar, chỉ sau 5 năm tuổi đã cho mủ. Ông Phạm Ngọc Tuyến ở thị trấn Hai Riêng là một trong những hộ đầu tiên thu hoạch mủ từ cao su tiểu điền, cho biết: “Năm 2001, từ dự án đa dạng hóa nông nghiệp, gia đình tôi đầu tư trồng 5 ha cao su tiểu điền tại khu vực Hòn Đen, xã Ea Bar. Thực hiện đúng qui trình chăm sóc, cộng với điều kiện thời tiết tại vùng đồi này rất thích hợp nên cây cao su phát triển rất nhanh và đã cho mủ trước thời gian dự kiến. Với diện tích 5 ha, mỗi ngày tôi thu được 150 kg mủ nước, giá bán tại rẫy là 9000đ/kg. Thời gian thu mủ là 9 tháng/năm”. Trong tháng 10, Sông Hinh có 40 ha cao su cho thu hoạch vụ đầu tiên. Kết quả này đang mở ra triển vọng rất lớn cho việc phát triển trồng cây cao su tại huyện Sông Hinh.
PHÁT TRIỂN THÀNH CAO SU ĐẠI ĐIỀN
Vừa qua, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng một trại thực nghiệm và nghiên cứu cao su tại Sông Hinh do Công ty Cao su Gia Lai đầu tư. UBND tỉnh Phú Yên và UBND huyện Sông Hinh cũng đã làm việc chính thức với Công ty Cao su Gia Lai, chuẩn bị các công việc cần thiết để triển khai trồng từ 7000ha đến 10.000ha cao su đại điền. Về chủ trương đầu tư chương trình này, ông Y Thông, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết: “Huyện Sông Hinh xác định cao su là cây công nghiệp chiến lược. Không chỉ dừng lại ở việc trồng cao su trên đất đỏ mà Sông Hinh đang hướng đến việc trồng cao su trên đất dốc. Công ty cao su sẽ đứng ra làm dịch vụ đầu vào về mặt giống, kỹ thuật và dịch vụ đầu ra cho người trồng”.
Cũng theo ông Y Thông, nếu trại thực nghiệm nghiên cứu cao su được triển khai thì vấn đề giống và kỹ thuật cũng như tiêu thụ sẽ được giải quyết. Hiện nay, huyện Sông Hinh đang thành lập ban giải phóng mặt bằng điều tra lại số hộ hiện đang sản xuất tại khu vực mà huyện dự kiến cho Công ty Cao su Gia Lai thuê đất theo qui định. Huyện sẽ đứng ra làm trung gian phối hợp với công ty đưa người nông dân trở thành một thành viên của công ty cao su theo cam kết. Người dân sẽ vừa sản xuất cao su trên đất của họ vừa được công ty đầu tư các dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Điều này sẽ giúp địa phương ổn định được cuộc sống người dân, dân không tách rời khỏi đất nông nghiệp.
Huyện Sông Hinh đã tính đến xây dựng mô hình sản xuất và sơ chế mủ cao su theo qui mô hộ và nhóm hộ gia đình như Gia Lai và Quảng
LÊ BIẾT