Máy bộ đàm là giải pháp thông tin liên lạc tiết kiệm, không phải trả cước phí. Ở Phú Yên, thị trường máy vô tuyến điện đang bị hàng Trung Quốc chiếm lĩnh.
Sử dụng máy bộ đàm do Trung Quốc sản xuất là cách để ngư dân giảm chi phí đầu tư, nhưng coi chừng “tiền nào của đó” – Ảnh: Đ.NGUYÊN
Theo ông Võ Xuân Vinh, nhân viên kỹ thuật Công ty Điện tử viễn thông Hải Đăng, máy bộ đàm hiện có 3 dòng sản phẩm trên thị trường: Một là dòng sản phẩm của các hãng như: MOTOROLA, KENWOOD, ICOM... được nhập khẩu bởi các nhà phân phối chính thức. Hai là hàng nhái các sản phẩm chính hãng của Trung Quốc trôi nổi trên thị trường với giá thành rất rẻ nhưng chất lượng rất tồi, thường chỉ dùng được trong vài tháng. Ba là hàng Trung Quốc có thương hiệu với giá thành vừa phải.
Ông Lê Thịnh, chủ cửa hàng Hưng Phát chuyên bán các loại thiết bị vô tuyến điện trên đường Trần Hưng Đạo (TP Tuy Hòa) cho biết: “Máy bộ đàm có thương hiệu được biết đến như: MOTOROLA, KENWOOD, ICOM có kích thước nhỏ, gọn, hàng sản xuất tại Nhật Bản, có nhiều tính năng khác như chống cháy nổ, chịu nước ở độ sâu, công suất lớn, cự ly xa. Tuy nhiên, dòng sản phẩm chất lượng cao này lại không bán chạy vì giá tương đối cao (khoảng 3-7 triệu/cái) không hợp với túi tiền của nhiều ngư dân”. Theo ông Thịnh, hiện chỉ có dòng sản phẩm của Trung Quốc bán chạy nhất. Đây là sự lựa chọn của các doanh nghiệp làm du lịch, ngư dân đánh bắt xa bờ. Các thương hiệu KIRISUN, HYT, FURUNO, QUANSHENG ... được các khách hàng ưa chuộng.
Giá các sản phẩm của Trung Quốc rất hợp lý. Chẳng hạn cùng có công suất 5W, 16 kênh giống như F11 của ICOM (2,4 triệu đồng) hay GP-3188 của MOTOROLA (4 triệu đồng) thì máy KIRISUN PT 3200 của Trung Quốc chỉ khoảng 1 triệu đồng. Máy cao giá nhất của thương hiệu KIRISUN là PT 6200 với 16 kênh, công suất 5W có chức năng thông báo kênh bằng giọng nói, báo khẩn cấp, hiển thị ID lên máy trung tâm, sạc nhanh, cũng chỉ khoảng 2,1 triệu đồng/máy. Thương hiệu HYT có giá “mềm” hơn với loại máy TC 5720 chỉ có 600.000 đồng. Ông Phan Tần, ngư dân ở phường 6 (TP Tuy Hòa) cho biết: “Thường ngư dân chúng tôi không nhiều người có tiền mua máy bộ đàm cả chục triệu đồng. Vì thế cách tốt nhất là mua những loại máy do Trung Quốc sản xuất, vừa rẻ tiền mà chất lượng cũng tương đối”.
Không chỉ có “hàng hiệu” của Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường, ngay cả hàng nhái của Trung Quốc cũng đã chen chân vào thị trường. Thương hiệu bị làm giả nhiều nhất là KENWOOD. Ông Võ Xuân Vinh cho biết: “Các thiết bị này trông hình thức bên ngoài giống hệt máy thật, chỉ khác một số chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, khi mở cả máy ra thì các board khác nhau hoàn toàn. Thế nhưng không phải khách hàng nào cũng yêu cầu mở máy để quan sát bên trong, mà chỉ yêu cầu người bán xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm bản gốc. Vì vậy, nếu nhà phân phối cố tình bán hàng giả thì người tiêu dùng vẫn bị lừa. Mặc dù KENWOOD chính thức tuyên bố bảo vệ thương hiệu tại Việt
Các nhà phân phối thường quảng bá mình là nhà phân phối chính thức, phân phối độc quyền, nghĩa là bản thân nhà phân phối sẽ được ưu tiên về giá. Điều đó có nghĩa giá cung ứng của họ sẽ đảm bảo thấp nhất trên thị trường. Song khách hàng cũng cần phải cẩn trọng, tham khảo thêm ở các nhà phân phối khác nếu không muốn bị lừa.
ĐĂNG NGUYÊN